Áp Lực Khi Học Đại Học

Áp Lực Khi Học Đại Học

Thạc sĩ Võ Thanh Hải nhấn mạnh rằng, quan điểm của Viện ISB – Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, du học là cách người học thụ hưởng một nền giáo dục khác ở bên ngoài biên giới, trải nghiệm một văn hóa khác. Do đó, việc du học chuyển tiếp là cách mà phụ huynh có thể thu xếp cho con em trong điều kiện tài chính không nhiều dư dả.

Thạc sĩ Võ Thanh Hải nhấn mạnh rằng, quan điểm của Viện ISB – Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, du học là cách người học thụ hưởng một nền giáo dục khác ở bên ngoài biên giới, trải nghiệm một văn hóa khác. Do đó, việc du học chuyển tiếp là cách mà phụ huynh có thể thu xếp cho con em trong điều kiện tài chính không nhiều dư dả.

Để giảm áp lực học phí khi học đại học quốc tế

23 Thg 04 • Tin tức

Không chỉ là học đại học quốc tế, mà ngay cả với những đại học hàng đầu trong nước, việc tính toán chi tiêu để bảo đảm một nguồn tài chính cho học phí đại học của con em luôn là vấn đề nan giải.

Thạc sĩ Trần Thị Mỹ Hạnh – Phó TGĐ Bella Group, Giám đốc Điều hành EduFin – cung cấp các giải pháp tài chính cho các chương trình đại học và sau đại học chuẩn quốc tế nhấn mạnh, rất nhiều phụ huynh e ngại thật sự những chương trình đào tạo quốc tế hoặc du học chuyển tiếp, du học bán phần, bởi trong suy nghĩ, họ cho rằng học phí là vấn đề mà với thu nhập của đại đa số, sẽ khó lòng cho con em theo học được.

Thạc sĩ Mỹ Hạnh chia sẻ, với giải pháp Trả góp học tập EduFin, việc một gia đình nhín ra mỗi tháng khoảng 10 triệu đồng để con em có thể học một chương trình quốc tế, hay thậm chí du học không phải là vấn đề quá khó.

Thạc sĩ Võ Thanh Hải, Giảng viên, Đại diện chương trình Western Sydney BBUS của Viện ISB cũng đồng tình: “Khoản tiền tròm trèm 10 triệu đồng mỗi tháng, theo tính toán, cũng tương đương khoản phụ huynh đầu tư hằng tháng cho con em ở bậc phổ thông khi chi trả học phí và các khoản học thêm khác!”. Ông Võ Thanh Hải giải thích thêm: “Nếu gia đình bạn chưa sẵn sàng tài chính, thì đây là cách để chúng ta có thể đưa con em mình đến với một chương trình học mong muốn dễ dàng hơn bằng khả năng tiết kiệm và những tính toán ưu tiên cụ thể trong chi tiêu. Trả góp với lãi suất 0%, phụ huynh không mất gì cả”.

Tính đến nay, sau gần ba năm triển khai, đã có rất nhiều phụ huynh lựa chọn phương thức thanh toán này cho con em theo học chương trình khác nhau, mà theo chia sẻ của họ, là cách tốt nhất để giải quyết bài toán học phí ở một chương trình học quốc tế.

ÁP LỰC HỌC TẬP LÀ GÌ? 06 CÁCH VƯỢT QUA ÁP LỰC HỌC TẬP KHI QUAY LẠI TRƯỜNG HỌC

Trong hành trình học tập, áp lực học tập được coi là thách thức lớn nhất mà học sinh phải đối mặt, đặc biệt là khi quay lại trường học vào năm học mới sau một kì nghỉ hè. Áp lực học tập có thể được hiểu là trạng thái căng thẳng. Lo lắng, do những yêu cầu, kỳ vọng đặt ra. Đây có thể là sự kỳ vọng về điểm số của ba mẹ, sự cạnh tranh với bạn bè hay đến từ chính bản thân các bé với mục tiêu chính mình đặt ra.

Áp lực học tập không chỉ đơn giản là việc hoàn thành bài tập hay đạt điểm số cao trên lớp mà còn là nỗi lo lắng về tương lai, khả năng đạt được những thành tựu trong cuộc sống.

Khi bé quay lại trường học vào năm học mới, việc nhận diện và đối phó với áp lực học tập càng trở nên quan trọng bởi sự chuyển đổi của một khoảng thời gian dài vui chơi, nghỉ ngơi sang môi trường học tập nghiêm túc với các nhiệm vụ mỗi ngày có thể gây ra nhiều lo lắng cho học sinh. Các bé phải thích nghi với việc dậy sớm mỗi ngày, di chuyển đến trường, tham gia các lớp ngoại khóa và hoàn thành bài tập về nhà vào mỗi tối.

Nếu áp lực học tập khi quay lại trường học xảy ra và không được giải quyết kịp thời có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định. Hiệu quả học tập giảm sút, sức khỏe tinh thần và thể chất đi xuống, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến trầm cảm. Do đó, trong bài viết dưới đây, eTeacher sẽ cung cấp cho ba mẹ và bé về những dấu hiệu cho thấy con đang gặp áp lực trong học tập và bí quyết để vượt qua chúng. Mời ba mẹ và các em theo dõi!

Áp lực học tập khi quay lại trường học là tình trạng căng thẳng, lo âu mà học sinh cảm nhận khi phải đối mặt với những yêu cầu và kỳ vọng học tập từ bản thân, gia đình và xã hội. Sự chuyển đổi từ môi trường thoải mái trong kì nghỉ sang môi trường học tập nghiêm túc khiến bé phải đối diện với một lượng công việc mới. Làm bài tập về nhà, chuẩn bị cho các kỳ thi,… khiến bé bị căng thẳng, mất tự tin trong việc theo tiến độ học tập.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng áp lực học tập khi quay lại trường là kỳ vọng đến từ gia đình và xã hội. Nhiều gia đình có đòi hỏi cao về thành tích học tập, mong muốn con đạt điểm cao hoặc đỗ vào các trường danh tiếng. Áp lực này càng gia tăng khi bé bị cảm giác cạnh tranh với bạn bè chi phối, sự so sánh này dễ khiến học sinh cảm thấy bất an, lo lắng và tự đặt mình vài trạng thái căng thẳng.

Khối lượng bài vở quá tải cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng của bé. Khi quay lại trường sau một kỳ nghỉ dài bé phải đối mặt với sự gia tăng về khối lượng bài tập, dự án nhóm, tiếp thu kiến thức mới tạo ra sự căng thẳng khi bé phải hoàn thành hết chúng, đặc biệt khi không thể hoàn thành đúng hạn, bé sẽ sinh ra cảm giác lo lắng, sợ hãi bị thầy cô trách phạt, bị điểm thấp, dẫn đến áp lực học tập khi quay lại trường sau khoảng thời gian vui chơi trong kỳ nghỉ hè.

Khi khối lượng bài vở nhiều mà bé không biết quản lý thời gian sẽ càng làm cho áp lực học tập trở nên kinh khủng hơn. Nhưng sự thật là đa số học sinh đều chưa biết cách để quản lý thời gian hiệu quả, điều này thường dẫn đến tình trạng trì hoãn, làm việc vào giờ chót và căng thẳng do không đủ thời gian hoàn thành công việc.

Cuối cùng, sự thay đổi về môi trường cũng góp phần làm gia tăng áp lực học tập khi quay lại trường của bé. Khi bé quay lại trường học sau kỳ nghỉ hè, lên một cấp học mới hay học theo phương pháp giảng dạy của một giáo viên mới khiến bé phải cố gắng để thích nghi, theo kịp tiến độ.

Biểu hiện đầu tiên và rõ ràng nhất của áp lực học tập là những vấn đề về thể chất. Học sinh có thể gặp tính trạng mất ngủ do căng thẳng kéo dài, suy nghĩ quá nhiều về bài tập, kì thi hoặc những kỳ vọng cao của gia đình và xã hội. Mất ngủ làm giảm sức đề kháng, khiến học sinh mệt mỏi, kiệt sức và khó tập trung học tập. Bên cạnh đó, áp lực học tập còn có thể dẫn đến tình trạng đau đầu thường xuyên do sự căng thẳng tích tụ trong cơ thể.

Về mặt tâm lý, áp lực học tập khi quay lại trường học gây ra cảm giác lo âu, căng thẳng kéo dài vì học sinh thường cảm thấy lo lắng về khả năng đạt được những mục tiêu học tập của mình hoặc không đáp ứng được kỳ vọng của ba mẹ. Cảm giác này làm các bé không còn tự tin, nghi ngờ khả năng của bản thân.

Khi áp lực tăng cao, bé sẽ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và tình hình học tập. Nếu không được can thiệp và có giải pháp kịp thời, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những bệnh tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm hay lo âu mãn tính.

Áp lực học tập khi quay lại trường học cũng được thể hiện qua những thay đổi trong hành vi của học sinh. Một trong những dầu hiệu phổ biến mà ba mẹ có thể nhận ra là trốn tránh nhiệm vụ. Bé có thể bỏ qua không làm bài tập về nhà, không chuẩn bị cho các kỳ thi hoặc trốn tránh cả những buổi học trên lớp. Sự trốn tránh này dần dần sẽ làm giảm sút hiệu quả học tập, càng tạo ra sự tụt lùi của bé so với bạn bè, việc học lúc này đối với bé là nỗi ám ảnh hơn bao giờ hết.

3.1. Lập kế hoạch học tập hợp lý

Việc lập kế hoạch học tập hợp lý là một bí quyết quan trọng để bé vượt qua áp lực học tập khi quay lại trường học. Để làm điều này học sinh cần biết cách phân chia thời gian một cách hiệu quả và khoa học. Bước đầu tiên là xác định rõ nhiệm vụ cần hoàn thành từ bài tập về nhà, các dự án nhóm hay ôn thi giữa kỳ và cuối kỳ. Sau đó, bé nên lập danh sách nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên và thời hạn để hoàn thành nó.

Một kế hoạch học tập hợp lý cần cụ thể và linh hoạt. Bé nên chia các nhiệm vụ thành các bước nhỏ hơn để dễ dàng quản lý và thực hiện. Đi kèm với kế hoạch học tập, một thời gian biểu các việc cần làm hàng ngày sẽ giúp bé quản lý kế hoạch học tập tốt hơn. Bé nên dành thời gian cố định mỗi ngày cho việc học tập, đồng thời không quên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và giải trí hợp lý để tái tạo năng lượng. Sự cân bằng này sẽ giúp bé giảm căng thẳng đáng kể, tránh tình trạng “nước tới chân mới nhảy”.

3.2. Tạo thói quen học tập tích cực

Một trong những cách hiệu quả để duy trì thói quen học tập tích cực là tạo ra một không gian học yên tĩnh, thoải mái và không có sự phân tâm. Không gian học tập nên được thiết kế gọn gàng, ánh sáng đầy đủ và đủ các dụng cụ học tập cần thiết như đèn học, bàn ghế, bút, sách vở. Điều này góp phần giúp bé tập trung hơn vào bài vở, tránh bị sao nhãn bởi tiếng ồn hay các thiết bị điện tử như TV, điện thoại.

Học tập đều đặn cũng là cách để tạo nên thái độ học tập tích cực. Học sinh nên cố gắng học vào một khung giờ cố định mỗi ngày, tạo ra một thói quen ổn định giúp cơ thể và tâm trí quen với việc học. Việc này sẽ giúp bé dễ dàng vào guồng học tập, làm tăng khả năng tập trung và ghi nhớ. Ngoài ra, việc học đều đặn mỗi ngày còn giúp bé tránh học khối lượng lớn kiến thực trong một lúc, giảm tình trạng căng thẳng.

Để thời gian học tập diễn ra một cách hiệu quả nhất, ba mẹ cũng nền rèn luyện cho bé sự tập trung. Khi học tập, bé chỉ nên tập trung vào sách vở, tránh tuyệt đối các yếu tố gây mất tập trung xung quanh, hay vừa học vừa làm việc khác như lướt điện thoại, xem TV. Học sinh có thể tìm hiểu các mẹo học tập điển hình như phương pháp Pomodoro với các khoảng thời gian học xen kẽ thời gian nghỉ ngơi giúp duy trì sự tập trung cao độ mà không bị kiệt sức.

3.3. Học cách quản lý thời gian

Để quản lý thời gian và học tập một cách hiệu quả tránh gây căng thẳng thì bé cần biết sắp xếp các nhiệm vụ của mình theo thứ tự ưu tiên. Bé có thể làm việc này bằng cách phân loại các nhiệm vụ quan trọng và khẩn cấp. Những công việc quan trọng và có thời hạn hoàn thành gần nhất phải được ưu tiên đầu, những nhiệm vụ ót quan trọng hơn có thể xử lý sau. Bằng cách này, học sinh sẽ tránh được tình trạng căng thẳng khi đối mặt với quá nhiều việc cùng lúc.

Tránh trì hoãn cũng là một kỹ năng bé cần có để quản lý thời gian hiệu quả. Trì hoãn cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra áp lực học tập khi công việc tích tụ và phải hoàn thành trong thời gian ngắn. Để tránh trì hoãn, học sinh nên bắt đầu với những nhiệm vụ nhỏ và dễ thực hiện, từ đó tạo đà cho những nhiệm vụ lớn hơn.

Tham khảo thêm Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả cho năm học mới

Tập thể dục và thư giãn cũng là những biện pháp hữu hiệu giúp học sinh giảm căng thẳng và cân bằng cuộc sống học tập. Tham gia các hoạt động thể thao không chỉ cải thiện về thể chất mà còn có tác dụng tích cực đến tinh thần. Khi tập thể dục, cơ thể giải phóng endorphin, một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng và giảm cảm giác căng thẳng. Các môn thể thao như chạy bộ, bơi lội, yoga hoặc đơn giản là đi bộ đều có thể giúp học sinh giải tỏa áp lực, tăng cường sự tập trung và năng lượng để đối mặt với những thử thách trong học tập.

Bên cạnh tập thể dục, thư giãn qua các hoạt động giải trí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng. Học sinh nên dành thời gian cho các sở thích cá nhân như đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh hoặc xem phim. Những hoạt động này giúp tâm trí được nghỉ ngơi, thoát khỏi áp lực học tập khi quay lại trường học.

Việc duy trì các thói quen thể dục và các hoạt động giải trí không chỉ giúp học sinh cân bằng giữa học tập và cuộc sống mà còn tạo một tinh thần sảng khoái, tự tin hơn. Những thói quen này sẽ giúp bé đối phó với áp lực học tập khi quay lại trường học một cách hiệu quả.

3.5. Giao tiếp và chia sẻ cảm xúc

Bé học cách giao tiếp và chia sẻ cảm xúc với người khác cũng là yếu tố quan trọng giúp học sinh vượt qua áp lực học tập khi quay lại trường học. Khi bé bị áp lực, việc giữ kín cảm xúc có thể dẫn đến sự căng thẳng ngày càng tăng, gây hại cho sức khỏe tinh thần và hiệu suất học tập. Thay vào đó, việc nói chuyện với gia đình, thầy cô, bạn bè về những áp lực đang gặp phải là một cách để giải tỏa áp lực tâm lý.

Người thân và bạn bè là những người gần gũi nhất, có thể hiểu và thông cảm cho mọi áp lực của bé. Qua các cuộc trò chuyện bé sẽ cảm nhận được sự đồng cảm, những lời khuyên hữu ích và những giải pháp thực tế để giải quyết vấn đề. Đôi khi việc nói ra những gì mình lo lắng cũng đủ để làm dịu căng thẳng và tâm trí trở nên nhẹ nhàng hơn.

Thầy cô cũng là một lựa chọn hợp lý để bé chia sẻ vì họ là những người có kinh nghiệm, hiểu rõ những gì bé đang trải qua. Họ có thể đưa ra những lời khuyên chuyên môn, giúp bé điều chỉnh phương pháp học tập hoặc là tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình học tập.

Học cách nói ‘không” cũng là một kỹ năng học sinh cần có để bảo vệ bản thân khỏi những áp lực không cần thiết. Trong môi trường học đường, bé phải đối mặt với nhiều yêu cầu đến từ thầy cô, bạn bè và gia đình. Những yêu cầu này đôi khi vượt qua khả năng của bé dẫn đến tình trạng quá tải, căng thẳng.

Ba mẹ có thể giúp bé rèn luyện bằng cách dạy bé từ chối một cách khéo léo và tự tin. Trước hết, bé cần hiểu rằng việc nói “không” không có nghĩa là từ chối tất cả mọi thứ mà là biết chọn lọc và nhận giới hạn của bản thân. Khi đối mặt với một yêu cầu, bé nên cân nhắc mình có đủ năng lực, thời gian để hoàn thành hay không. Nếu yêu cầu đó nằm ngoài khả năng học tập của bé, bé có thể nói từ chối một cách lịch sự.

Việc từ chối những nhiệm vụ không cần thiết sẽ giúp bé có đủ thời gian để tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn. Kỹ năng này không chỉ giúp bé trong việc học tập mà còn là công việc và cuộc sống sau này.

Áp lực học tập khi quay lại trường học là một phần thiết yếu và hầu như không thể tránh khỏi của mỗi học sinh. Tuy nhiên , điều quan trọng là bé biết cách nhìn nhận đúng đắn và đối phó với áp lực hiệu quả. Những cảm giác lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi với việc học tập là rất đỗi bình thường, đặc biệt là khi quay lại trường học sau kỳ nghỉ hè.

Ba mẹ hiểu và biết cách hỗ trợ con vượt qua áp lực sẽ là yếu tố rất quan trọng để giúp bé đạt được kết quả học tập tốt, tự tin và trưởng thành hơn trong cuộc sống. Hy vọng bài viết trên hữu ích với ba mẹ!

Khi học cấp 3, ai cũng muốn lên đại học vì nghĩ rằng sẽ tự do, học hành nhẹ nhàng, phụ huynh không quản thúc. Nhưng sự thực thì ngược lại khiến không ít sinh viên vừa bước vào cánh cửa đại học đã phải đón nhận những "cú sốc".

“Lên đại học học nhàn lắm”, “lên đại học vừa học vừa chơi”… là những câu nói mà học sinh cấp 3 thường nghe trước khi bước vào đại học. Trên thực tế, đại học cũng nhàn, nhưng “nhàn” theo cách riêng của đại học. Nếu như ở cấp 3, bạn học theo thời khóa biểu và sách giáo khoa thì lên đại học, tân sinh viên phải làm quen với việc đăng ký tín chỉ. Phải tự bơi, tìm tòi, nghiên cứu kiến thức cho mỗi môn học khiến nhiều bạn stress.

Nhiều tân sinh viên bị ngợp và stress bởi cách dạy và học cũng như kiến thức mới từ các môn học lần đầu tiên được tiếp xúc ở môi trường đại học.

Đặc biệt, món “khai vị” dành cho tân sinh viên với “combo” các môn Triết học đại cương, Logic học, Kinh tế chính trị, Toán cao cấp…khiến nhiều bạn bị sốc.

“Thú thực vào giờ học Triết mình như vịt nghe sấm, chưa kể môn Logic, toàn những khái niệm, thuật ngữ lần đầu tiên nghe đến khiến mình bị ngợp”, Phương Linh, tân sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) TP. Hồ Chí Minh nói.

Với quan điểm đầu xuôi đuôi mới lọt, không cho phép bản thân học “tà tà” cho qua môn. Hàng tuần, với chai Trà Xanh Không Độ mang theo để giải khát, giúp xua tan căng thẳng, giảm stress khi học bài, Phương Linh đều đặn đến thư viện tìm kiếm tài liệu.

“Vào đại học mình mới biết là mọi thứ không phải trên google đều có nên mình hay đến thư viện để bổ sung thêm kiến thức với mục tiêu đạt kết quả tốt ngày học kỳ đầu tiên để đạt học bổng. Khi căng thẳng, nhức đầu thì uống chai Trà Xanh Không Độ để thư giãn”, Phương Linh tươi cười nói.

Tân sinh viên chọn Trà Xanh Không Độ làm thức uống mỗi ngày bởi theo họ, “Không Độ không stress”, thức uống với EGCG có trong lá trà xanh Thái Nguyên này giúp xua tan căng thẳng, mệt mỏi.

Môi trường học đề cao tính tự lập, tự nghiên cứu khiến nhiều sinh viên chạy deadline để đảm bảo hoàn thành các tín chỉ đến quên ăn quên ngủ. Và điểm thi cao hay thấp phụ thuộc vào sự chăm chỉ hay “nhàn nhã” của sinh viên. Do vậy, việc học đại học có “nhàn” hay không tùy thuộc mỗi người.

Không phải sinh viên nào cũng may mắn được học gần nhà. Nhiều bạn phải xa gia đình để theo đuổi con đường học vấn khiến các tân sinh viên stress bởi quay quắt trong nỗi nhớ nhà.

Mặc dù đã xa nhà nhiều lần, nhưng với Huyền Trang, ở lần đi học này rất khác. “Đi học rồi mới thấm thía, từ trước đến nay mình chưa bao giờ xa nhà quá 2-3 ngày. Bây giờ chỉ dịp lễ tết mới về được. Cô đơn nhất là lúc nỗi nhớ nhà đến bất chợt”, nữ sinh viên quê Đắk Lắk tâm sự.Rời quê hương về thành phố học tập, các bạn thường thấy lạc lõng. Nhất là những ngày đầu bước ra khỏi vòng tay chở che của cha mẹ và bắt đầu cuộc sống tự lập, không ít bạn đêm nào cũng khóc vì nhớ nhà.

Đi học xa, Huyền Trang “giao kèo” với mẹ cứ đúng 8 giờ mỗi tối sẽ gọi video về cho gia đình để giữ cảm xúc cân bằng trước nỗi nhớ nhà. “Thật tốt khi công nghệ phát triển, mọi khoảng cách được xóa nhòa với chức năng gọi video của các ứng dụng. Mỗi lần nhớ nhà bất chợt, mình thường tự an ủi bản thân, uống chai Trà Xanh Không Độ để xua tan căng thẳng và gọi video về cho mẹ là mọi thứ tiêu tan hết”, Huyền Trang kể.

Thùy Anh, sinh viên năm 3 trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh chia sẻ kinh nghiệm trước nỗi nhớ nhà bằng cách làm công việc nào đó yêu thích hoặc uống chai Trà Xanh Không Độ nhờ EGCG giúp “giảm stress” để lấy lại cân bằng.

“Bản thân phải xác định nhớ nhà không chỉ là tình cảm dành cho gia đình mà bạn còn phải biến nó thành là “động lực” để tiến bước trên con đường theo đuổi ước mơ”, Thùy Anh cho biết.

Mình chỉ biết ngồi khóc, sau đó tự động viên bản thân “của đi thay người”, uống chai Trà Xanh Không Độ để xua tan căng thẳng, giảm stress và bắt đầu âm thầm tìm phòng trọ mới. Giờ mình ở trong 1 căn chung cư mini, dù giá phòng cao hơn nhưng ít phải nghĩ ngợi về vấn đề an ninh nữa”, Nhật Hạ kể.