Các Đời Hiệu Trưởng Đại Học Hoa Sen

Các Đời Hiệu Trưởng Đại Học Hoa Sen

[TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ – HOA SEN GO GLOBAL 2024]

[TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ – HOA SEN GO GLOBAL 2024]

GPA là gì và tại sao nó quan trọng?

GPA (Grade Point Average) là điểm trung bình tích lũy các môn học của bạn trong suốt quá trình học đại học. Nó không chỉ đơn thuần là một con số, mà còn phản ánh nỗ lực học tập, sự kiên trì và khả năng tiếp thu kiến thức của bạn. Một GPA cao không chỉ là niềm tự hào cá nhân mà còn mở ra nhiều cơ hội học bổng, việc làm hấp dẫn sau này. Cô Nguyễn Thị Lan Hương, giảng viên Đại học Hoa Sen, trong cuốn sách “Hành trang sinh viên” đã nhấn mạnh: “GPA là một trong những yếu tố quan trọng giúp sinh viên tự tin bước vào thị trường lao động cạnh tranh”.

Hướng dẫn cách tính GPA tại Đại học Hoa Sen

Đại học Hoa Sen sử dụng thang điểm 4.0, tương tự nhiều trường đại học khác trên thế giới. Cách tính GPA tại đây cũng khá đơn giản, dựa trên công thức sau:

GPA = Tổng (Số tín chỉ môn học x Điểm tương ứng của môn học) / Tổng số tín chỉ đã học

Ví dụ: Bạn học môn Toán với 3 tín chỉ và đạt điểm A (tương đương 4.0), môn Văn 2 tín chỉ đạt điểm B (tương đương 3.0). Vậy GPA của bạn sẽ được tính như sau:

GPA = (3 x 4.0 + 2 x 3.0) / (3 + 2) = 3.6

Thầy Phạm Văn Tuấn, giảng viên Kinh tế tại Đại học Hoa Sen, chia sẻ: “Việc hiểu rõ cách tính GPA sẽ giúp sinh viên chủ động hơn trong việc học tập, đặt mục tiêu và phấn đấu đạt được kết quả mong muốn”.

Lời khuyên cho các bạn sinh viên

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Hãy luôn giữ tinh thần học tập tích cực, đừng ngại đặt câu hỏi và tìm kiếm sự giúp đỡ từ giảng viên khi cần thiết. GPA không phải là tất cả, nhưng nó là một phần quan trọng trong hành trình học tập của bạn. Việc hiểu rõ cách xếp lớp đại học kinh tế tp hcm hay cách viết hồ sơ nhập học đại học 2019 cũng là những kiến thức hữu ích.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách tính GPA tại Đại học Hoa Sen. Hãy liên hệ Số Điện Thoại: 0372888889, hoặc đến địa chỉ: 335 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng 24/7. Chúc bạn học tập tốt và đạt được GPA như mong muốn! Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé! Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về cách học đánh vần lớp 1 2019 trên website của chúng tôi.

Nhân dịp mùa tuyển sinh tôi có đôi lời nhắn nhủ đến tất cả học sinh trung học phổ thông vừa ra trường. Tôi biết các bạn đang háo hức chọn trường Đại học. Bạn có bao giờ tự hỏi mình “Học để làm gì?” chưa? Tôi nghĩ chắc bạn cũng có nghe câu trả lời từ ba, mẹ mình khi họ muốn bạn đi học hoặc theo đuổi một ngành nghề nào đó. Thế còn câu trả lời của riêng bạn là gì? Trong buổi học đầu tiên của lớp hóa đại cương cho sinh viên năm thứ nhất tôi thường hỏi học trò mình “Why are you here?” (Tại sao bạn ở đây?) và “What do you want from this class?” (Bạn muốn gì từ lớp này?). Câu hỏi “Học để làm gì?” có tính cách bao quát hơn.

Câu trả lời tôi thường gặp trong hơn hai mươi năm dạy học là “Học để có công việc làm tốt và có cuộc sống ổn định”. Hoàn toàn hợp lý, đúng không các bạn? Nhưng chỉ có thế thôi sao?

Thuở trẻ gia đình tôi rất nghèo. Những năm học cấp ba, tôi phần lo đi cày mướn để giúp gia đình, phần lo yêu đương ở lứa tuổi dậy thì nên thường quên lãng chuyện học hành. Cũng muốn chia sẻ với các bạn là tuổi trẻ tôi quậy phá lắm chứ không phải là một đứa học trò ngoan! Ba tôi có lần khuyên tôi: “Học là con đường ngắn nhất để giúp con thoát khỏi cảnh nghèo”. Lúc ấy tôi hiểu rất đơn giản là học sẽ giúp mình có công việc làm lương cao hơn và không còn thiếu thốn vật chất như hiện tại nữa.

Ngày tôi đặt chân lên đất Mỹ cuối năm 1980 trong tay hai bộ đồ cũ, không một xu trong túi, không họ hàng bà con, tiếng Anh thì biết được vài chữ để sinh tồn (eat, sleep, hungry, v.v.). Đúng 10 năm sau, cuối năm 1990, tôi cầm trong tay tấm bằng Tiến sĩ hóa học.

Điều đầu tiên tôi nhận thức được là lời khuyên của Ba đúng! “Học là con đường ngắn nhất giúp con thoát khỏi cảnh nghèo”. Đấy là lần đầu tiên tôi cầm tấm check lương khá hậu (từ National Science Foundation Postdoctoral Fellowship) và nhờ đó tôi có cuộc sống thoải mái với khá đầy đủ vật chất như có xe hơi, thỉnh thoảng đi chơi đây đó. Vâng! học đã giúp tôi thoát khỏi cảnh nghèo tiền, nghèo vật chất.

Nhưng có những cái nghèo khác mà lúc trước tôi không hề biết mình cũng mắc phải. Trong tiếng Anh có câu “You don’t know what you don’t know!” (Bạn không biết điều bạn không biết!).

Nghèo cơ hội: Khi kiến thức thấp thì cơ hội cũng không có bao nhiêu. Bạn có thể làm gì khi không biết đọc biết viết? Nếu bạn biết đọc, biết viết thì bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn. Và nếu có thêm kiến thức chuyên môn thì cơ hội và lương cũng sẽ cao hơn. Sau khi làm xong postdoc thì tôi có cơ hội làm việc phát triển sản phẩm ở công ty phần mềm, nghiên cứu ở công ty hóa, và dạy đại học, v.v. Học đã giúp tôi thoát khỏi cái nghèo cơ hội.

Nghèo ước mơ: Khi nghèo ước mơ cũng nghèo. Tôi đã từng mơ một ngày tôi có dĩa cơm tấm bì sườn cộng thêm cái đùi gà rôti thơm phức và một mình tôi ăn thoải mái không chia cho ai cả! Đấy ước mơ của tôi khi còn đi bán thuốc lá ở chợ Gò Vấp đơn giản thế đấy. Kiến thức chẳng những gia tăng khả năng mơ ước và đa dạng hóa nó nữa. Bây giờ thì ước mơ của tôi phải xếp thành nhiều loại – ước mơ trong nghiên cứu khoa học, ước mơ cho xã hội, ước mơ khởi nghiệp (xây dựng công ty), ước mơ cá nhân, v.v.   Học đã giúp tôi thoát khỏi cái nghèo ước mơ.

Nghèo hy vọng: Giống như ước mơ, khi nghèo niềm hy vọng vào tương lai cũng mỏng manh.  Người nghèo thường có cái nhìn bi quan và thiếu tích cực trong cuộc sống hơn so với những người có cuộc sống đầy đủ. Có hướng suy nghĩ rằng chính vì tính bi quan và thiếu tích cực nên đã làm họ nghèo. Đây là một tranh cãi con gà với quả trứng. Nhưng điều ai cũng đồng ý đó là khi vượt qua khỏi cảnh nghèo vật chất thì cái nhìn cuộc sống của bạn sẽ khách quan và tích cực hơn. Do đó học sẽ giúp bạn thoát khỏi cái nghèo hy vọng.

Nghèo văn hóa: Khi nghèo thì cơ hội học hành cũng ít do đó ý thức xã hội và văn hóa ứng xử cũng kém. Người ít học thường ứng xử với cảm tính nhiều hơn là dùng lý trí để kìm hãm sự nóng giận có khả năng làm mất tự chủ. Kiến thức về luật pháp, hiểu biết về khả năng đánh mất phong cách con người khi mất tự chủ là điều sẽ giúp lý trí điều tiết được cảm xúc. Cũng nên nhấn mạnh rằng bằng cấp không tạo nên con người có văn hóa ứng xử. Chỉ có những người biết dùng kiến thức, cách sống và ý thức xã hội mới giúp họ có văn hóa ứng xử văn minh. Học sẽ giúp bạn thoát được cái nghèo văn hóa.

Nghèo tình thương: Khi nghèo, tình thương thường gói ghém trong phạm vi bản thân và gia đình. Mối quan tâm lớn nhất của người nghèo thường là cơm áo gạo tiền cho bản thân và gia đình do đó họ không còn tâm trí để lo lắng đến cộng đồng và xã hội. Khi một người vượt qua khỏi được cảnh nghèo thì họ thường thông cảm cho những người trong hoàn cảnh như họ trước đây và quan tâm đến cộng đồng và xã hội hơn. Họ muốn đem cơ hội đến và giúp đỡ những người kém may mắn hơn họ. Học sẽ giúp bạn thoát khỏi cái nghèo tình thương.

Nghèo tự tin: Nghèo, ít học thường đi đôi với tính tự ti và cũng chính vì thế mà đưa đến có cái nhìn bi quan và thiếu tích cực trong cuộc sống. Thời trẻ tôi học dở nên thường ngồi cuối lớp. Mỗi lần thầy cô đặt câu hỏi cho cả lớp thì tôi thường cúi đầu không dám nhìn mặt thầy cô và thầm cầu khẩn “xin đừng gọi tên em!”. Học giúp bạn vượt qua được cái nghèo về vất chất, cộng thêm có kiến thức nên nó sẽ làm bạn tự tin hơn như đưa ra những quyết định cá nhân ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và gia đình thay vì lệ thuộc vào người khác. Bạn sẽ có khả năng lệ thuộc vào chính bản thân của mình hơn. Do đó học sẽ giúp bạn thoát khỏi cái nghèo tự tin.

Nghèo tiếng nói: Khi nghèo, ít học, tiếng nói cũng bé lắm không mấy ai quan tâm do đó chẳng mấy ai nghe. Với học thức bạn sẽ có địa vị cũng như cơ hội nắm giữ những vị trí cao hơn trong xã hội và do đó tiếng nói của bạn lúc ấy sẽ có tầm ảnh hưởng lớn hơn và sâu rộng hơn. Học sẽ giúp bạn thoát khỏi cái nghèo tiếng nói.

Nghèo sức khỏe: Người nghèo ít học thì ít quan tâm đến tác hại đến sức khỏe của thực phẩm vì họ ăn để mà sống, để qua cơn đói và thật sự họ cũng không có nhiều sự lựa chọn và có kiến thực để chọn. Học giúp bạn có cuộc sống sung túc hơn và với kiến thức bạn sẽ quan tâm đến sức khỏe của mình hơn và lúc ấy bạn sẽ quan tâm đến chất lượng của thực phẩm cũng như những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Kiến thức sẽ giúp bạn biết cách chăm lo cho sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình hơn.  Học sẽ giúp bạn thoát được cái nghèo sức khỏe.

Nghèo tính toán: Nghèo, ít học thường không có nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm về quản lý tiền bạc vì tiền có thể chỉ đủ chi tiêu trong ngày, tuần, hay tháng. Một bằng chứng rất rõ là đa số những người nghèo trúng số độc đắc thường tiêu hết tiền thưởng và trở lại cảnh nghèo sau vài năm. Người có học thường có khả năng quản lý tiền bạc tốt hơn. Do đó học sẽ giúp bạn thoát khỏi cái nghèo tính toán.Nghèo khôn ngoan: Mục tiêu của những kẻ lường gạt thường là những người ít học thức và muốn làm giàu nhanh. Với học thức và hiểu biết về luật pháp, kinh tế và xã hội, xác suất bị người khác lường gạt sẽ thấp hơn. Nói một cách khác học sẽ giúp bạn khôn ngoan hơn trong việc phân biệt được thực hư trong cuộc sống.

Nghèo tầm nhìn: Nghèo, ít học thì tầm nhìn thường không quá một năm, như để dành lúa đến mùa gặt năm sau, nuôi heo để ăn Tết năm sau, v.v.  Họ thường ít khi nghĩ đến việc đầu tư cho 5 năm hay 10 năm nói chi đến việc cho cuối đời hay cho thế hệ sau. Với kiến thức và hiểu biết, học sẽ giúp bạn có tầm nhìn dài hạn hơn và biết đầu tư cho tương lai, cho con cái, v.v. Học sẽ giúp bạn thoát khỏi cái nghèo tầm nhìn.

Nếu bạn hiểu được tầm quan trọng của việc học và cố gắng để ngày càng tiến bộ thì ngoài những hiệu quả nói trên cho cá nhân, bạn còn giúp đóng góp xây dựng một xã hội văn minh và công bằng hơn và giúp đất nước trở nên giàu mạnh hơn. Nhưng một điều cũng nên lưu ý rằng bằng cấp chỉ đánh dấu mức độ kiến thức chuyên môn, sự thành công đòi hỏi bạn phải biết áp dụng chẳng những kiến thức chuyên môn mà còn kiến thức cuộc sống, ta thường quen gọi là kỹ năng mềm để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và do đó thành công đòi hỏi bạn phải tiếp tục trau dồi kiến thức, trau dồi bản thân trong suốt cuộc đời của mình chứ không dừng lại sau khi nhận được tấm bằng.

Chúc các bạn chọn được một trường Đại học tốt và như ý.

GS.TS. Trương Nguyện ThànhĐại học Hoa Sen