Với hương vị hấp dẫn khó quên, món bánh tráng trộn được rất nhiều người yêu thích và cũng khiến không ít người tò mò tại sao nó lại nổi tiếng đến vậy? Hãy cùng Tương Việt Hoa Sen tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Với hương vị hấp dẫn khó quên, món bánh tráng trộn được rất nhiều người yêu thích và cũng khiến không ít người tò mò tại sao nó lại nổi tiếng đến vậy? Hãy cùng Tương Việt Hoa Sen tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Khi các bạn ở tỉnh khác mà có dịp vào Sài Gòn thì chắc chắn phải trải nghiệm ngay món bánh tráng trộn này, một khi đã ăn rồi thì lại muốn ăn thêm nữa. Món ăn hấp dẫn bởi cái sự dai dai của bánh tráng, chua chua ngọt ngọt của xoài xanh, đậm vị dai sựt sựt của bò khô ăn bắt miệng cộng thêm vị đặc trưng của rau răm cùng vị cay nồng của muối tôm, trứng cút thì béo béo bùi hòa quyện tạo nên một thứ hương vị gây nghiện khó mà có thể cưỡng lại được. Ở nhiều gánh, bạn có thể yêu cầu các cô/chú trộn thêm nem, tré hay khô bò, khô mực,.. tạo nên hương vị phong phú. Ngoài bánh tráng trộn đặc trưng ra thì người Sài Gòn còn tạo ra nhiều kiểu bánh tráng biến tấu đa dạng phong phú vô cùng ngon và hấp dẫn như: bánh tráng cuốn tôm hành, bánh tráng chấm muối tôm sa tế với nước tắc, bánh tráng tẩm dầu hành.
Tùy các nơi khác nhau mà giá bán khác nhau, nhưng giá một phần bánh tráng trộn rất rẻ trung bình khoảng 10.000 - 30.000/bịch tùy theo số lượng và topping bạn muốn thêm bao nhiêu.
Trên đây là bài viết mà Tương Việt Hoa Sen muốn chia sẻ đến bạn về món bánh tráng trộn giữa lòng Sài Gòn đã hơn 20 năm, chiều chiều mát mẻ hãy rủ ngay lũ bạn làm vài bịch tráng trộn thơm ngon hấp dẫn kết hợp cùng tương ớt gói 6g nhà Tương Việt Hoa Sen vừa thưởng thức vừa trò chuyện nhé!
Để giải đáp thắc mắc cũng như tư vấn sản phẩm liên hệ với chúng tôi qua:
Divya đến TP HCM 5 ngày với lịch trình chủ yếu trải nghiệm ẩm thực, cô "cuồng" các món đường phố và nếu ăn phải món không an toàn cũng cho là điều "xui rủi".
"Ẩm thực đường phố Việt Nam phong phú, tôi không thể vì lo sợ ngộ độc mà từ chối những món ngon", Divya, khách Malaysia du lịch TP HCM đầu tháng 12 chia sẻ.
Divya cho biết trong 5 ngày ở TP HCM cô và bạn bè có lịch trình chủ yếu khám phá các món đường phố và check in các quán cà phê. Nữ du khách Malaysia ăn xôi, phở, bánh mì, đồ nướng, tại các quán bình dân hoặc vỉa hè. Divya nhận xét các món ăn đường phố ở TP HCM nhìn bắt mắt, nhiều món ăn kèm rau đều tươi ngon. Tại những tiệm cô ghé, người bán hàng đeo khẩu trang và bao tay khi chế biến món.
"Theo cảm quan, tôi chưa thấy hàng quán nào có dấu hiệu mất vệ sinh, nguồn gốc nguyên liệu từ đâu thì tôi không xác minh được", Divya nói, đồng thời cho rằng cô thưởng thức đồ ăn đường phố với tâm thế thoải mái. Nếu chẳng may cô gặp vấn đề về tiêu hóa sau khi ăn thì coi đó là "điều xui rủi" trong chuyến đi.
Divya cho rằng so với một số nước như Ấn Độ hay Thái Lan, chất lượng đồ ăn đường phố ở Việt Nam xét trên tiêu chí ngon và sạch có phần "nhỉnh hơn".
Thomas, du khách Mỹ, cho hay những chuyến du lịch đến Việt Nam của anh trọn vẹn là nhờ thưởng thức đủ món ngon đường phố giá rẻ. Tháng 10, anh ghé thăm TP HCM một tuần, bữa ăn nào cũng được đổi món mới.
"Đồ ăn ở TP HCM hay các điểm du lịch khác dọc Việt Nam đều phong phú, cầm 100.000 đồng ra đường có thể ăn đủ món như bánh mì, phở, mì, sủi cảo, bánh xèo, bánh căn", Thomas nói.
Anh cho hay từng đọc về một số vụ việc liên quan đến ngộ độc thực phẩm ở các điểm du lịch tại Việt Nam nhưng bản thân chưa từng gặp sự cố nào. Thomas "không lo ngại" nếu gặp ngộ độc hay đau bụng.
"Tôi thường ăn uống theo chỉ dẫn của bạn bè người Việt nên có thể yên tâm về chất lượng đồ ăn", Thomas nói.
Thời gian qua, một số điểm du lịch ghi nhận trường hợp du khách ngộ độc thực phẩm. Tháng 9, 150 người trong đó có 33 khách nước ngoài bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Phượng nổi tiếng phố cổ Hội An. Thức ăn bị nghi ngờ nhiễm khuẩn là bánh mì patê, thịt xíu gồm thịt và nước, xíu mại, rau răm, rau húng, hành, xà lách, sốt trứng gà tươi, dưa leo, đu đủ chua.
Cuối tháng 11, Vũng Tàu ghi nhận trường hợp 342 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở tiệm Cô Ba. Chủ tiệm bị xử phạt 125 triệu đồng, phải ngừng hoạt động 5 tháng.
Chuyên gia ẩm thực Trần Lê Thanh Thiện cho rằng trong điều kiện thời tiết nắng nóng tại một số điểm du lịch, thực phẩm bán rong, thức ăn đường phố, đối diện nhiều nguy cơ mất an toàn hơn vì thường bày bán ở nhiệt độ thường trong nhiều giờ, khiến vi khuẩn sinh sôi. Chưa kể, đồ ăn có thể không được đậy kỹ sẽ bám bụi bặm đường phố.
Theo ông Thiện, các quầy hàng rong xuất hiện ở các điểm du lịch thường có thiết kế nhỏ, gọn để tiện di chuyển nhanh. Do vậy, điện, nước và vệ sinh bị hạn chế. Cơ quan có thẩm quyền cần lập những tuyến phố tập trung về thức ăn đường phố để quản lý tốt hơn về nguồn gốc nguyên liệu, quá trình chế biến và bảo quản thức ăn. Người bán hàng sẽ được tập huấn, nâng cao nhận thức về đảm bảo an toàn thực phẩm.
Du khách Australia ăn cơm tấm tại một tiệm bình dân ở TP HCM. Ảnh: Bích Phương
Thạc sĩ Mai Thuận Lợi, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Du lịch bền vững, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, cho biết khai thác và phát triển tiềm năng về ẩm thực đường phố là một trong những cách giữ chân du khách lâu hơn, đồng thời, thúc đẩy gia tăng chi tiêu của khách trong thời gian lưu trú tại thành phố.
Vấn đề an toàn thực phẩm phải được đảm bảo để khách yên tâm khi trải nghiệm ẩm thực. Các tỉnh thành cần tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên nghiệp cho những người dẫn đoàn, các hướng dẫn viên am hiểu rõ về văn hóa ẩm thực và ẩm thực đường phố nhằm mang đến nhiều trải nghiệm giá trị cho du khách.
Tổ chức Du lịch ẩm thực thế giới (World Food Tourism Association - WFTA) ước tính du khách quốc tế thường dành 25% ngân sách cho các khoản chi tiêu ẩm thực trong hành trình du lịch, hơn hẳn các khoản chi tiêu lưu trú, mua sắm.
Cũng theo WFTA, 81% du khách quốc tế có nhu cầu tìm hiểu các giá trị ẩm thực địa phương khi đặt chân tới điểm đến mới, vì họ tin rằng khám phá ẩm thực địa phương là cách tốt nhất để hiểu được văn hóa bản địa.
Đại diện Sở Du lịch TP HCM cho biết ẩm thực được xác định là một trong 7 trụ cột phát triển du lịch của thành phố. Nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, Sở phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức cập nhật quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở lưu trú, khu du lịch và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt chuẩn phục vụ khách.
Các trường hợp không thông báo khi phát hiện sự cố liên quan đến thực phẩm; không thực hiện đầy đủ biện pháp phòng ngừa; che giấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, hoặc cản trở việc phát hiện, khắc phục đều có chế tài xử lý nghiêm ngặt, theo Sở.
Một công ty chuyên cung cấp các tour ẩm thực đường phố ở TP HCM cho biết khách hàng của họ phần lớn là người nước ngoài, có nhu cầu khám phá văn hóa địa phương thông qua ẩm thực. Những du khách phổ thông này không thích ghé nhà hàng cao cấp với tiêu chuẩn phục vụ "công nghiệp". Các quán ăn bình dân đường phố cho họ cảm giác gần gũi, thực tế hơn về cuộc sống dân địa phương. Để vận hành các tour ẩm thực, công ty phải chọn lọc hàng quán, có cam kết về chất lượng, yêu cầu lưu trữ mẫu đồ ăn để đảm bảo an toàn cho du khách.
"Quán ăn đường phố thường bị gắn mác không sạch sẽ, nhưng không phải hàng nào cũng phục vụ kém chất lượng", đại diện công ty nói, đồng thời nhấn mạnh thêm ẩm thực đường phố ở Việt Nam đang ngày càng có chỗ đứng khi nhiều quán ăn có tên trong các danh sách của Michelin.