Gió Lào là gì mà trở thành nỗi ám ảnh của người dân miền Trung mỗi khi mùa hè tới? Cùng Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu về nguyên nhân, đặc điểm nhận biết gió Lào cũng như cách phòng tránh trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc tham khảo!
Gió Lào là gì mà trở thành nỗi ám ảnh của người dân miền Trung mỗi khi mùa hè tới? Cùng Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu về nguyên nhân, đặc điểm nhận biết gió Lào cũng như cách phòng tránh trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc tham khảo!
Tin này được phát trong trường hợp có không khí lạnh tăng cường nhưng có khả năng làm cho nhiệt độ trung bình ngày ở vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ giảm xuống dưới 150C và có khả năng kéo dài từ 2 ngày trở lên.
Gió Lào không chỉ thay đổi thời tiết mà còn khiến sức khỏe, kinh tế và đời sống của người dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên chịu nhiều ảnh hưởng:
- Sức khỏe con người: Nắng nóng kéo dài sinh ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như phát ban nhiệt, mất nước, đột quỵ do sốc nhiệt, những bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến người già và trẻ nhỏ, thậm chí có nguy cơ dẫn đến tử vong.
- Hoạt động sản xuất: Thời tiết khắc nghiệt làm hạn chế các hoạt động sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt là các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhiều nơi, người dân phải hạn chế ra đường trong khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 4 giờ 30 chiều.
- Động vật và thực vật: Nắng nóng khiến cho các vật nuôi bị ảnh hưởng như dịch bệnh, sốc nhiệt. Cây trồng, hoa màu khô héo, làm mất mùa, gây thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế của người dân.
- Nguồn nước: Nhiệt độ tăng cao khi gió Lào thổi sang có thể làm khô hạn ao hồ, sông suối, dẫn đến tình trạng người dân không có nước sinh hoạt, tưới tiêu, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.
- Cháy rừng: Nắng nóng kéo dài cùng với nguồn nước cạn kiệt khiến nguy cơ cháy rừng tăng cao.
- Hệ thống điện quá tải: Thời tiết nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng điều hòa, quạt điện tăng cao, gây áp lực khiến hệ thống điện quá tải.
Gió mùa là loại gió thổi theo mùa (ở thời gian nhất định) trong một khu vực.
GS.TS Nguyễn Lân Dũng cho biết, vào mùa đông, nhiệt độ trên biển cao hơn nhiệt độ trên đất liền, mà không khí luôn chuyển động từ vùng không khí lạnh sang vùng không khí nóng.
Do đó, gió mùa mùa đông có nguồn gốc từ trung tâm áp cao Siberia thổi xuống, vào nước ta từ hướng Đông Bắc nên được gọi là gió mùa Đông Bắc.
Hiểu đơn giản, vào mùa đông, Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
Nói thêm về gió mùa, gió mùa Tây Nam là khối không khí thổi từ biển vào đất liền. Gió có nguồn từ áp cao Nam Ấn Độ Dương. Gió có tính chất nóng ẩm, dễ gây mưa. Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, tùy theo tình hình cụ thể của từng đợt không khí lạnh, có hoặc không kèm theo front lạnh, thì phát tin dự báo không khí lạnh theo các tiêu đề như sau:
Tại Việt Nam, người dân Tây Nguyên và miền Trung gọi gió Phơn là gió Lào, vì loại gió này được thổi từ Lào sang. Nguyên nhân hình thành gió Lào là do bức chắn địa hình của dãy núi Trường Sơn ngăn cách hai nước Việt Nam - Lào.
Gió Lào hình thành cho bức chắn địa hình
Gió Lào mang gió mát và hơi ẩm khi thổi đến sườn Phía Tây thuộc lãnh thổ Lào và Campuchia sẽ phải “leo dốc” để vượt qua dãy núi, khiến hơi ẩm trong gió ngưng tụ thành mây, gây mưa, đồng thời làm gió giảm áp suất. Khi vượt qua đỉnh núi, gió xuống dốc ở phía Đông thuộc miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam. Lúc này trong gió đã hết hơi nước, gió trở thành không khí khô, nhận được nhiều nhiệt từ phía Mặt Trời và trở nên rất khô, nóng.
Để nhận biết gió Lào, người dân có thể dựa vào những đặc điểm sau:
- Hướng gió: Gió thổi từ hướng Tây Nam.
- Tốc độ gió: Gió Lào thường thổi mạnh với tốc độ từ 15-20 m/s, có lúc lên đến 30 m/s.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trong những ngày có gió Lào thường cao hơn bình thường từ 3 đến 5 độ C, có thể lên đến 43 độ C.
- Độ ẩm: Độ ẩm trong những ngày có gió Lào thường rất thấp, chỉ từ khoảng 30%, đôi lúc giảm xuống còn 20%.
Ngoài ra, người dân ở những vùng gió Lào đi qua thường phân biệt loại gió này qua những dấu hiệu sau: Thông thường khi chuẩn bị có gió Lào, bầu trời trở nên trong xanh, tầm nhìn xa rất tốt, khi nhìn lên bầu trời chúng ta chỉ thấy những vệt mây li ti, còn chân trời phía tây thường có màu da cam.
Ngoài ra, ta có thể cảm nhận được không khí khô nóng làm cho da mặt hầm hập giống như đang bị sốt nhẹ. Thời tiết khi có gió Lào thường rất nóng, khô hanh, trời nắng gắt, khiến cho cây xanh khô héo, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra các vụ hỏa hoạn cháy rừng.
Gió Lào hay gió Tây Nam khô nóng là thuật ngữ mà các nhà khí tượng Việt Nam dùng để chỉ gió Foehn (Phơn), hiện tượng gió sau khi vượt qua núi trở nên khô và nóng. Nguồn gốc của gió Lào chính là gió mùa hè, thổi theo hướng Tây Nam từ vịnh Bengal (Đông bắc Ấn Độ Dương), vì vậy trong sách giáo khoa Địa Lý, gió Lào được thay bằng thuật ngữ gió Phơn Tây Nam khô nóng.
Gió Phơn có rất nhiều tên gọi khác nhau như:
- Gió Lào hoặc gió Tây Nam khô nóng ở Việt Nam
Mùa gió Lào thường bắt đầu từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 9. Trong đó, gió Lào thổi nhiều nhất và tháng 6 và tháng 7. Gió thổi thành từng đợt, đợt ngắn từ 2-3 ngày, có đợt từ 10-15 ngày, có khi kéo dài từ 20-21 ngày.
Trong một ngày, gió Lào thường bắt đầu thổi từ 8-9 sáng cho đến chiều tối. Thổi mạnh nhất từ giữa trưa đến xế chiều, có khi gió Lào thổi liên tục suốt cả ngày đêm, thậm chí có đợt kéo dài liên tục trong 10 ngày đêm.
Các tên gọi: Gió mùa Đông Bắc được các nhà khí tượng gọi với nhiều tên khác nhau như: Gió mùa mùa đông, gió Đông Bắc.
Phạm vi có gió mùa Đông Bắc (chỉ tính riêng Việt Nam): Là Miền Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta.
Ngoài ra, nó còn có tên gọi khác là “Gió chướng”. Đây là tên gọi địa phương của bà con nông dân ở Nam Bộ đối với gió mùa Đông Bắc và gió tín phong.
Không khí lạnh có khả năng xâm nhập xuống nước ta, làm thay đổi căn bản hệ thống gió đã tồn tại từ trước thành gió hướng lệch bắc, gây ra gió mạnh từ cấp 6 trở lên và kéo dài quá 3 giờ ở trên Vịnh Bắc Bộ (và ngoài khơi Trung Bộ);
Hoặc khi không khí lạnh có khả năng xâm nhập đến miền Bắc nước ta, làm thay đổi căn bản hệ thống gió đã tồn tại từ trước thành gió hướng lệch về bắc (không xét tốc độ gió), đồng thời làm thay đổi rõ rệt về thời tiết ở một khu vực: chuyển đầy mây, diện mưa tăng lên đột ngột và nhiệt độ trung bình ngày giảm 3 - 5 độ trở lên đối với trên một nửa số trạm trong ít nhất một khu vực;
Hoặc làm thay đổi căn bản hệ thống gió đã tồn tại từ trước thành gió hướng lệch về bắc (không xét tốc độ gió), đồng thời gây mưa rào và dông diện rộng ở một khu vực, có thể có gió giật mạnh trên cấp 6 hay tố, lốc, mưa đá... và nhiệt độ tối cao giảm 5 - 7 độ trở lên đối với trên một nửa số trạm trong ít nhất một khu vực.
Tin gió mùa Đông Bắc được phát ra khi không khí lạnh có khả năng xâm nhập đến miền Bắc nước ta, làm thay đổi căn bản hệ thống gió đã tồn tại từ trước.
Được phát ra giống như khi phát gió mùa đông bắc kể trên, nhưng nếu thấy đợt không khí lạnh có khả năng làm cho nhiệt độ trung bình ngày ở vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ giảm xuống dưới 15 độ (rét đậm và rét hại) và có khả năng kéo dài từ 2 ngày trở lên.