©2018 – 2019 - Bản quyền thuộc về Bảo hiểm xã hội Tỉnh Quảng Ngãi.
©2018 – 2019 - Bản quyền thuộc về Bảo hiểm xã hội Tỉnh Quảng Ngãi.
Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023, người lao động cần đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023 được quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 như sau:
– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp;
– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa:
+ Không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (Không quá 7.450.000 đồng) hoặc;
+ Không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
(Không quá 23.400.000 đồng đối với vùng I; không quá 20.800.000 đồng đối với vùng II; không quá 18.200.000 đồng đối với vùng III; không quá 16.250.000 đồng đối với vùng IV).
Về đối tượng được hưởng BHTN được quy định tại Khoản 1, Điều 43 của Luật Việc làm 2013. Theo đó đối tượng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động trong các trường hợp:
Đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng là đối tượng tượng bắt buộc tham gia BHTN theo quy định của pháp luật.
Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP) quy định hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
Tổ chức BHXH thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ BHXH cho NLĐ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ BHXH cho NLĐ kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Đọc thêm bài viết: Hưởng trợ cấp khi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Như vậy trong bài viết trên đây NewCA đã gửi đến Quý độc giả thông tin chi tiết về bảo hiểm thất nghiệp và điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất theo quy định của Luật Việc làm 2013. Người lao động cần lưu ý đáp ứng đủ điều kiện trước khi làm hồ sơ đề nghị hưởng chế độ Bảo hiểm thất theo quy định.
Thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trong đó, 27 đơn vị không có khả năng thu 7,5 tỷ đồng, gồm: Chi nhánh Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Việt Nam tại Cao Bằng 6,1 tỷ đồng; Công ty Than cốc và Khoáng sản Việt Trung trên 422,7 triệu đồng; Công ty TNHH Trần Hùng Cao Bằng 170,4 triệu đồng; Công ty cổ phần Đầu tư phát triển miền núi chi nhánh Cao Bằng 136,7 triệu đồng; Công ty TNHH xây dựng Hoàng Việt Anh trên 110,8 triệu đồng; Công ty TNHH nội thất Gia Hưng 66 chậm đóng trên 94,3 triệu đồng…
98 đơn vị sử dụng lao động nợ kéo dài từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 3,3 tỷ đồng. Trong đó, Thành phố có 72 đơn vị, với tổng số 248 lao động, nợ trên 2 tỷ 708 triệu đồng; Bảo Lạc 6 đơn vị, với 21 lao động, nợ 174,5 triệu đồng; Bảo Lâm 1 đơn vị, nợ 5,1 triệu đồng; Trùng Khánh 6 đơn vị, với 29 lao động, nợ 115,7 triệu đồng; Hạ Lang 6 đơn vị, với 17 lao động, nợ 149,3 triệu đồng; Quảng Hòa 1 đơn vị, với 7 lao động, nợ 121,9 triệu đồng; Hòa An 2 đơn vị, với 2 lao động, nợ 12,6 triệu đồng; Nguyên Bình 3 đơn vị, nợ 71,1 triệu đồng; Thạch An 1 đơn vị nợ 7,1 triệu đồng.
Số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của các đơn vị, doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động khi nghỉ việc, hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN và tính nghiêm minh của việc chấp hành chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh.
Ông Trần Tuấn Tú và bà Dương Thị Minh Châu (giữa) tại chương trình giao lưu trực tuyến sáng 13-11 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Theo báo cáo về tình hình lao động và việc làm quý 3-2023, số người lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý là 52,4 triệu người, tăng gần 100.000 người so với quý trước và hơn 500.000 người so với cùng kỳ năm trước.
Có thể thấy số người lao động mất việc trong các quý trước hiện tìm được việc làm mới đã gia tăng. Đối với những người chưa tìm được việc mới, trong thời gian thất nghiệp sẽ được nhận trợ cấp nếu có đóng bảo hiểm.
Mức trợ cấp này là bao nhiêu so với lương người lao động nhận được khi đi làm? Thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Một người lao động có thể nhận nhiều lần bảo hiểm thất nghiệp không? Thời gian tối đa của một đợt trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp là bao lâu? Trong thời gian mất việc người lao động có được hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề?...
Để giúp người lao động giải đáp những câu hỏi này, báo Tuổi Trẻ phối hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến "Người lao động thất nghiệp nhận trợ cấp và tìm việc làm mới như thế nào", từ 9-11h30 ngày 13-11.
Chương trình có sự tham dự của các khách mời:
- Ông Trần Tuấn Tú - trưởng phòng bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Bà Dương Thị Minh Châu - trưởng phòng truyền thông và phát triển đối tượng - Bảo hiểm xã hội Hà Nội.