Bù Gia Mập là một huyện thuộc tỉnh Bình Phước được thành lập vào ngày 11 tháng 8 năm 2009 theo nghị quyết số 35-NQ/CP và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/11/2009 (gồm 18 xã), trên cơ sở phần còn lại của huyện Phước Long cũ, sau khi thành lập thị xã Phước Long. Ngày 01/8/2015, một lần nữa huyện Bù Gia Mập được chia tách thành 02 huyện: Bù Gia Mập(gồm 08 xã) và huyện Phú Riềng(gồm 10 xã) theo Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH13 ngày 15/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bù Gia Mập là một huyện thuộc tỉnh Bình Phước được thành lập vào ngày 11 tháng 8 năm 2009 theo nghị quyết số 35-NQ/CP và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/11/2009 (gồm 18 xã), trên cơ sở phần còn lại của huyện Phước Long cũ, sau khi thành lập thị xã Phước Long. Ngày 01/8/2015, một lần nữa huyện Bù Gia Mập được chia tách thành 02 huyện: Bù Gia Mập(gồm 08 xã) và huyện Phú Riềng(gồm 10 xã) theo Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH13 ngày 15/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập được chuyển hạng từ khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập theo quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2002 của thủ tướng chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại địa phương và khu vực. Trước hết, Vườn quốc gia Bù Gia Mập được thành lập để bảo tồn và phát triển mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp có độ cao dưới 1.000m và đại diện cho khu vực chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống đồng bằng Nam bộ. Lâm phần của Vườn quốc gia Bù Gia Mập có tổng diện tích là 25.601,18 ha, trong đó
là nơi lý tưởng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn nguồn gene quý hiếm của các loài động, thực vật. Với hệ sinh thái rừng thường xanh có độ che phủ trên 90%, Vườn quốc gia Bù Gia Mập góp phần phòng hộ và điều tiết nguồn nước cho các hồ thủy điện và hồ thủy lợi vùng hạ du sông Bé. Với những giá trị về cảnh quan và sinh thái, Vườn quốc gia Bù Gia Mập còn là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn bởi hệ sinh thái rừng và các dãy núi chuyển tiếp từ khu vực cao nguyên xuống đồng bằng.
Văn phòng trụ sở Vườn quốc gia Bù Gia Mập
Vườn quốc gia Bù Gia Mập là khu vực chuyển tiếp từ khu vực Tây Nguyên xuống đồng bằng Nam Bộ nên có những đặc điểm riêng biệt về địa hình đồi núi và sông suối. Địa hình của vườn chủ yếu là đồi núi thấp và độ cao giàm dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Đỉnh núi cao nhất của vườn có độ cao 738m so với mực nước biển và các độ cao này xuất hiện chủ yếu tại khu vực giáp ranh với tỉnh Đăk Nông. Do chuyển tiếp từ cao nguyên xuống đồng bằng nên địa hình của lâm phần vườn bị chia cắt mạnh. Các dãy núi thường đan xen với các dòng suối tạo nên sự đa dạng về cảnh quan cũng như sinh cảnh sống cho các loài động thực vật trên toàn lâm phần vườn. Sự chia cắt về địa hình cũng tạo nên những thác nước nên thơ trong lâm phần vườn phục vụ cho các hoạt động du lịch sinh thái. Ngoài ra, những đặc điểm này tạo nên tính đa dạng của hệ động thực vât cũng như thể hiện rõ vai trò của hệ sinh thái rừng vườn quốc gia Bù Gia Mập trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Sinh cảnh rừng vườn quốc gia Bù Gia Mập
Vườn quốc gia Bù Gia Mập đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ đối với quốc gia mà còn mang tầm cỡ quốc tế. Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm liền kề với các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc vương quốc Cam Pu Chia, và các khu bảo tồn này tạo ra hành lang sinh thái Đông – Tây góp phần vào công tác bảo tồn các loài nguy cấp toàn cầu như vượn đen má vàng, tê tê java, voi châu Á, chà vá chân đen và nhiều loài quý hiếm khác. Đối với trong nước, vườn Quốc gia Bù Gia Mập là khu vực chuyển tiếp giữa cao nguyên và vùng đồng bằng trong đoạn cuối dãy Nam Trường Sơn, với các kiểu rừng đặc trưng của hệ sinh thái bán thường xanh và rừng thường xanh trên núi thấp, phân bố trên địa hình núi thấp có cao độ trung bình từ 300 – 750 m so với mực nước biển. Những đặc điểm địa hình này đã tạo ra sự đa dạng về loài và sinh cảnh trong lâm phần Vườn quốc gia Bù Gia Mập.
Một khe suối trong Vườn quốc gia Bù Gia Mập
Vườn quốc gia Bù Gia Mập có hai kiểu rừng chính bao gồm kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới và kiểu rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới. Hai kiểu rừng này tạo nên tính đa dạng của các loài thực vật và cung cấp sinh cảnh cho nhiều loài động vật. Những cuộc điều tra gần đây đã ghi nhận 1.117 loài thực vật thuộc 475 chi, 128 họ, 59 bộ, và 5 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Tất cả các chi loài đã được cập nhật theo danh pháp mới nhất, đồng thời loại bỏ toàn bộ các loài có nguồn gốc cây trồng ra ngoài danh lục thực vật. Vườn quốc gia Bù Gia Mập là nơi bảo tồn nhiều loài thực vật quý hiếm được xếp hạng theo thang đánh giá của liên minh bảo tồn thế giới và chính phủ Việt Nam. Theo thang đánh giá của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN-2009), Sách đỏ Việt Nam (SĐVN-2007) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ32CP), thì hệ thực vật ở VQG Bù Gia Mập có 52 loài thực vật cần được áp dụng các biện pháp bảo tồn cấp bách chiếm 5,07% tổng số loài. Nếu xét theo thứ hạng quí hiếm thì có 18 loài ở cấp độ Ít nguy cấp (Lower risk - LR) chiếm 1,75%, 15 loài ở cấp độ Sẽ nguy cấp (Vulnerable - VU) chiếm 1,46%, 13 loài ở cấp độ Nguy cấp (Endangered - EN) chiếm 1,27% và 6 loài ở cấp độ Rất nguy cấp (Critically Endangered - CR) chiếm 0,58%. Ðặc biệt, khu rừng nơi đây còn mang đậm nét của rừng nguyên sinh giàu trữ lượng với ưu thế của những loài cây họ dầu và nhiều loài cây họ đậu quý hiếm như cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương. Sự phong phú của các loài thực vật và sự đa dạng về địa hình tạo nên những sinh cảnh cho các loài động vật sinh sôi phát triển.
Tính đa dạng về thực vật tạo nên nhiều sinh cảnh phù hợp cho các loài động vật vì vậy lâm phần của Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã ghi nhận được tính đa dạng cao của các loài động vật. Theo đề tài điều tra tổng thể đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bù Gia Mập năm 2012, các nhà khoa học đã ghi nhận có ít nhất 104 loài thú thuộc 70 chi, 29 họ, và 12 bộ. Cũng trong nghiên cứu này, 246 loài chim đã được phát hiện và các loài này thuộc 45 họ và 15 bộ. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu thực địa cũng đã đưa ra danh lục mới nhất của 63 loài bò sát – lưỡng cư thuộc 19 họ, 3 bộ, và 2 lớp. Các nhà khoa học cũng đã ghi nhận 39 loài cá nước ngọt trong sinh cảnh sông suối của Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Ngoài ra, kết quả điều tra đã báo cáo danh lục của hơn 273 loài côn trùng tại vườn quốc gia Bù Gia Mập. Tính đa dạng sinh học cao đã góp phần tạo nên một môi trường sống phù hợp cho các cộng đồng dân tộc tại chỗ về các phương diện văn hóa, kinh tế, và xã hội.
Có hai nhóm dân tộc tại chỗ bao gồm người S’Tiêng và người M’Nông, và họ có truyền thống gắn kết lâu đời với núi rừng Bù Gia Mập. Trong quá khứ, các dân tộc này sống chủ yếu ven những cánh rừng nguyên sinh và cuộc sống chủ yếu dựa vào các hoạt động săn bắt, hái lượm, và canh tác nương rẫy. Từ đặc điểm kinh tế xã hội, các dân tộc này đã tạo cho mình những nét văn hóa truyền thống gắn liền với núi rừng thiên nhiên như lễ hội cồng chiêng, tập tục chơi nước, các khu rừng thiêng, thổi kèn lá và nhiều hoạt động văn hóa đặc trưng khác. Hiện nay, với những chính sách hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương, những nhóm dân tộc này đã giảm sự phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên rừng và đang chuyển sang sử dụng những kiến thức bản địa sẵn có để góp phần vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong lâm phần vườn quốc gia Bù Gia Mập. Các cộng đồng tham gia bảo vệ rừng theo các chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng và phát triển du lịch sinh thái nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học trong lâm phần vườn.
Lễ hội cồng chiêng của cộng đồng người S'Tiêng
Các cộng đồng dân tộc bản địa đã và đang tham gia tích cực vào việc sử dụng nội lực trong việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái trong và xung quanh lâm phần vườn. Những cộng đồng này hiện nay vẫn còn bảo tồn nhiều nét văn hóa phục vụ cho du khách tham quan như lễ hội cồng chiêng, thổi kèn truyền thống, bảo vệ các khu rừng thiêng, dệt thổ cẩm, chế tác các dụng cụ truyền thống. Ngoài ra, họ còn chế biến các loại thực phẩm đặc trưng cho nền văn hóa của các dân tộc tại chỗ như làm rượu cần, nấu canh thục, canh bồi, cơm lam, và nhiều món ăn truyền thống đặc sắc khác. Các hoạt động này kết hợp với điều kiện tự nhiên của rừng vườn quốc gia Bù Gia Mập và những chứng tích lịch sử từ cuộc chiến tranh vệ quốc đã tạo nên một không gian văn hóa phi vật thể mang đậm nét riêng của vườn quốc gia Bù Gia Mập. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, lâm phần vườn quốc gia Bù Gia Mập còn là nới lưu dấu nhiều chứng tích lịch sử tái hiện một thời hào hùng của dân tộc. Con đường chính ĐT741 đi qua lâm phần vườn là con đường huyết mạch nối liền Tây Nguyên với các tỉnh miền Đông được thiết kế trên địa hình đồi núi. Mặc dù được thiết kế trên địa hình đồi núi chia cắt bởi sông suối nhưng tuyến đường với chiều dài hơn 20km nối liền tỉnh Bình Phước và Đăk Nông không có bất kể một công trình vượt sông nào trong khi vẫn đảm bảo tính tối ưu trong thiết kế tuyến. Dọc tuyến đường này chúng ta còn có thể chiêm ngưỡng điểm cuối của tuyến đường ống xăng dầu dài hàng ngàn km nối từ miền bắc để cung cấp nhiên liệu cho toàn bộ chiến trường miền nam. Ngoài ra, chúng ta còn có cơ hội tham quan bếp Hoàng Cầm, một loại bếp được mang tên người anh nuôi chế tạo ra sản phẩm này, đã được sử dụng phổ biến trong hai cuộc chiến tranh cứu nước của dân tộc.
Di tích lịch sử kháng chiến - Điểm cuối đường ống xăng dầu
Với những đặc điểm về tự nhiên và xã hội, vườn quốc gia Bù Gia Mập đã và đang thực hiện tốt vai trò bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với nghiên cứu khoa học nhằm bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, phát triển du lịch sinh thái, và góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương. Để chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của vườn quốc gia Bù Gia Mập, chúng ta có thể tham gia các hoạt động tìm hiểu phong tục văn hóa địa phương, đi dọc tuyến tuần tra biên giới hoặc ĐT 741, các hoạt động dã ngoại, ngủ lán, tắm suối, tìm hiểu rừng thiêng, thăm khu cứu hộ, tham gia lễ hội cồng chiêng, thưởng thức món ăn truyền thống và nhiều hoạt động khác. Những hoạt động này sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về sự chung sống và gắn bó hài hòa giữa con người và thiên nhiên xung quanh vườn quốc gia Bù Gia Mập.
Thác Angel là thác nước cao nhất trên cạn với chiều cao 979 m và chiều rộng 150 m ở đáy, tương đương 3 tháp Eiffel xếp chồng lên nhau. Tuy nhiên, thác Angel không phải thác nước lớn nhất thế giới. Danh hiệu đó thuộc về thác nước eo biển Đan Mạch, khối nước dốc thẳng xuống ở eo biển giữa Greenland và Iceland, có nghĩa thác nước lớn và cao nhất thế giới này nằm dưới nước, theo Live Science.
Điều đó có thể xảy ra bởi chênh lệch nhiệt độ và độ mặn cung cấp sức mạnh cho phần lớn dòng hải lưu đại dương, theo Anna Sanchez Vidal, giáo sư khoa học hàng hải ở Đại học Barcelona tại Tây Ban Nha. Eo biển Đan Mạch vắt qua Vòng cực Bắc, đóng vai trò như chiếc phễu để nước vùng cực đổ từ các biển Bắc Âu vào Đại Tây Dương. Nhưng giống như mọi nơi khác trong đại dương, nước trong khu vực không đồng nhất.
Ở phía bắc eo biển Đan Mạch, nước bề mặt tiếp xúc với không khí Bắc Cực lạnh giá và trở nên lạnh hơn do một phần nước đóng băng, dẫn tới muối tập trung ở khu vực không đóng băng. Nước biển mặn và lạnh đặc hơn nước ấm, do đó chìm xuống đáy biển, trong khi lớp nhẹ hơn nổi lên bề mặt. Sự trao đổi này tiếp năng lượng cho dòng hải lưu sâu chảy về phía nam qua eo biển, đổ vào biển Irminger ở Bắc Đại Tây Dương.
Tất nhiên, những thác nước luôn có vách đá hoặc đường dốc, và eo biển Đan Mạch không phải ngoại lệ. Một gờ dốc 3.500 m ở đáy biển gần mũi phía nam Greenland được tạo ra bởi sông băng cách đây 11.500 - 17.500 năm, trong kỷ Băng Hà cuối cùng. Nước ở đáy biển chảy về hướng nam qua eo biển lao qua rìa gờ dốc và đổ xuống theo sườn của nó, tạo thành thác nước bên dưới lớp nước bề mặt ấm hơn của biển Irminger.
Dù đáy biển dốc xuống hơn 3.500 m, phần nước chảy tràn chỉ cao khoảng 2.000 m, gấp đôi chiều cao của thác Angel, do đổ vào một hồ sâu chứa nước lạnh và đặc. Thác nước này rất ấn tượng do không giống thác nước trên cạn, theo Mike Clare, trưởng nhóm hệ thống địa chất hàng hải tại Trung tâm hải dương học quốc gia của Anh ở Southampton. Ví dụ, phần nước chảy tràn rộng bằng eo biển Đan Mạch, có nghĩa nó trải rộng trên 480 km đáy biển. Kết quả là nước chảy xuống ở tốc độ chỉ khoảng 0,5 m/s, chậm hơn nhiều so với tốc độ đi bộ và thua xa tốc độ dòng chảy ở thác Niagara (109 km/h), hay 30,5 m/s.
Nước lạnh chảy qua eo biển Đan Mạch là một phần trong hệ thống hải lưu đại dương có tên Atlantic Meridional Overturning Circulation (AMOC), đưa nước ấm về hướng bắc và nước lạnh về hướng nam theo hình vòng tròn dài ở Đại Tây Dương. Sau khi rời khỏi eo biển Đan Mạch, nước lạnh tiếp tục hành trình về hướng nam tới Nam Cực, ấm dần và nhô lên mặt biển (gọi là nước trồi) rồi quay trở lại để hoàn thành chu kỳ ở Bắc Cực.
Vidal chia sẻ hiện nay, thác nước đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Chỏm băng tan chảy và đại dương ấm lên bơm nhiều nước ngọt vào hệ thống, làm chậm tốc độ của AMOC. Nếu AMOC không còn di chuyển, thác nước eo biển Đan Mạch sẽ bị giảm mật độ và ngừng chảy.
Theo danh sách các nước giàu nhất thế giới do tạp chí Global Finance công bố, Luxembourg, Singapore, Ireland, Qatar… là những nước đầu bảng giàu nhất thế giới.
Các chỉ số đánh giá sự giàu có của một quốc gia giữa các bảng xếp hạng có thể khác nhau, nhưng thông thường vẫn bao gồm: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP bình quân đầu người hay tổng thu nhập quốc dân (GNI).
Việc xem xét GDP bình quân đầu người của mỗi quốc gia trên toàn cầu là một tham số quan trọng để xếp hạng các quốc gia về độ giàu có và so sánh các nước với nhau.
Luxembourg được xếp hạng là quốc gia giàu nhất thế giới với GDP bình quân đầu người 140.694 USD (Ảnh: Getty).
Tuy nhiên, theo World Population Review, GDP bình quân đầu người không nhất thiết phải tương ứng với mức lương trung bình mà một người dân ở nước đó nhận được. Ví dụ, GDP bình quân đầu người năm 2019 của Mỹ là hơn 65.279 USD, nhưng mức lương bình quân hàng năm của người Mỹ chỉ ở 51.916 USD và mức lương trung bình là hơn 34.248 USD.
Do đó, tổ chức này cho rằng, ngay cả những quốc gia giàu có nhất cũng có những người sống trong nghèo đói, và ở những quốc gia nghèo nhất cũng có một số cá nhân cực kỳ giàu có. Nhưng đó là chỉ số về công bằng sức khỏe tài chính chung của một quốc gia.
Vì vậy, Global Finance cho rằng nếu xếp hạng dựa trên tiêu chí GDP là chính thì những quốc gia giàu nhất là những quốc gia lớn nhất.
Ví dụ như bảng xếp hạng 10 nước giàu nhất thế giới của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) dựa theo GDP thì Mỹ đứng đầu với 18.600 tỷ USD, Trung Quốc với 11.200 tỷ USD, tiếp đó là Nhật Bản với 4.900 tỷ USD, Đức với 3.400 tỷ USD, Vương quốc Anh với 2.600 tỷ USD, Pháp với 2.500 tỷ USD, Ấn Độ với 2.200 tỷ USD, Italy với 1.800 tỷ USD, Brazil với 1.800 tỷ USD và Canada với 1.500 tỷ USD.
Vậy làm thế nào mà nền kinh tế của những quốc gia nhỏ như Luxembourg có thể sánh ngang với những cường quốc trên?
World Population Review lý giải, giá trị GDP đôi khi có thể bị thay đổi bởi các hoạt động kinh doanh quốc tế. Ví như một số nước như Ireland và Thụy Sĩ được coi là những "thiên đường thuế" nhờ các quy định về thuế của chính phủ có lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Đối với những nước này, một lượng lớn đáng kể được ghi nhận trong GDP có thể là tiền mà các công ty nước ngoài kiếm được thông qua quốc gia đó, trái ngược với thu nhập thực sự ở đó.
Luxembourg, quốc gia cũng được coi là thiên đường thuế, có một đặc điểm khác, đó là tỷ lệ lao động xuyên biên giới cao, gần 212.000 người trong quý II/2021. "Mặc dù họ đóng góp vào sự giàu có của nước này, nhưng họ không được tính đến khi chia GDP theo đầu người, do đó dẫn đến con số này cao một cách giả tạo", đài truyền hình RTL của nước này cho biết.
Do đó, để bù lại ảnh hưởng của thiên đường thuế này lên GPD quốc gia, nhiều nhà kinh tế đã xem xét cả chỉ số GNI.
Ngoài ra, còn có các yếu tố chính dẫn đến sự giàu có của một số quốc gia nhỏ. Theo đó, Luxembourg, Thụy Sĩ và Singapore có lĩnh vực tài chính và chế độ thuế được cấu trúc để thu hút đầu tư nước ngoài và nhân tài. Hay như Qatar, Brunei, UAE có trữ lượng lớn về hydrocarbon và các tài nguyên thiên nhiên sinh lợi khác; Đặc khu hành chính Macao (Trung Quốc), thiên đường cờ bạc của châu Á, với các casino thu hút nhiều khách du lịch giàu có.
Tuy nhiên, trong năm 2022, do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu khiến hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, giảm hoạt động sản xuất, các chỉ số trên phải điều chỉnh. Đại công quốc Luxembourg được coi là quốc gia vượt qua đại dịch tốt hơn nhiều so với các nước láng giềng châu Âu.
Là quốc gia nhỏ không giáp biển ở Tây Âu, giáp với Bỉ, Pháp và Đức, với dân số chỉ 642.371 người, Luxembourg là quốc gia giàu nhất thế giới với GDP bình quân đầu người 140.694 USD. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ hơn 5%, tuổi thọ trung bình của người dân nước này là 82 tuổi. Ở Luxembourg, người dân được miễn phí về chăm sóc y tế, giáo dục và giao thông công cộng.
Dưới đây là 10 nơi giàu nhất tính theo GDP đầu người theo xếp hạng của Global Finance.
5. Đặc khu Macao, Trung Quốc: 85.611 USD