N10Tv Giáo Dục

N10Tv Giáo Dục

Wir verwenden Cookies und Daten, um

Wir verwenden Cookies und Daten, um

'Mỗi đề thi chỉ có 4 câu hỏi khó'

Năm nay, lần đầu tiên tất cả môn thi (trừ Ngữ văn) được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm, cũng là lần đầu xuất hiện bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội.  Vũ Kiên Định (cựu học sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội), tâm sự đây là năm em thi đại học lần thứ ba. So sánh đề thi của hai năm trước có thể thấy, đề thi năm nay dễ hơn nhiều. Trong phòng thi của Định, nhiều thí sinh làm bài thừa thời gian đến 20 phút.  "Nhiều người không đặt trong vị trí của thí sinh nên cho rằng đề thi có tính phân loại cao. Cộng đồng học sinh luyện thi, giáo viên ôn thi là những người trực tiếp làm bài, họ sẽ hiểu đề thi năm nay sẽ khiến điểm số cao tăng vọt. Các chuyên gia giáo dục là người đánh giá qua phổ điểm sẽ nhận thấy đề thi khó tìm ra được thí sinh giỏi thật sự để tuyển chọn", Kiên Định nói. Nguyễn Hùng (cựu học sinh trường Chu Văn An, Hà Nội), nhận định độ khó của đề thi năm nay chỉ bằng nửa năm trước. Cá nhân Hùng cho rằng đề thi môn Hóa chỉ có 4 câu hỏi "khó vừa phải" và đã được ôn luyện.

Theo Hùng, đề thi không phân loại được thí sinh ở khoảng 8 đến 10 điểm nên có tình trạng quá nhiều bạn đạt điểm cao. "Những thí sinh đạt từ 0 đến 6 điểm chủ yếu thi với mục đích xét tốt nghiệp. Họ chỉ làm qua loa môn thi thành phần không dùng xét vào đại học. Vì vậy, nhìn vào phổ điểm, nhiều thí sinh tưởng mình có kết quả cao nhưng đến khi trượt đại học mới biết đâu là sự thật", Hùng phân tích.  Ông Nguyễn Đình Độ, Hiệu trưởng trường THPT Thành Nhân, TP.HCM, nhận định mỗi đề thi chỉ có 4 câu ở mức độ tương đối khó, không đủ phân loại học sinh. Ví dụ, môn Hóa mọi năm phân hóa tốt thì năm nay có quá nhiều điểm 10 dẫn đến điểm khối B tăng vọt. Điểm chuẩn cũng theo đó mà tăng cao.  Vị hiệu trưởng đề xuất đề thi năm 2018 cần tăng từ 4 thành 8 câu hỏi rất khó trong số tổng 40 câu. Kết cấu đề thi gồm 60% câu hỏi cơ bản đã đáp ứng được nhưng 40% câu hỏi nâng cao cần được hoàn thiện hơn nữa.

Cũng theo thầy Độ, năm 2018, Bộ GD&ĐT vẫn nên tiếp tục duy trì hình thức thi như 2017, bởi mọi sự thay đổi đều khiến giáo viên và học sinh rất vất vả.  Thạc sĩ Bùi Gia Hiếu - Hiệu trưởng trường THPT Nhân Việt - cũng nhận định mặt bằng điểm thi của học sinh trong trường năm nay tăng lên đáng kể, do đề dễ.  Theo vị hiệu trưởng này, ma trận đề thi thuộc về các phần ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Phần vận dụng cao phải được tăng cường câu hỏi cực khó để phổ điểm phía bên phải sẽ có hình thoải. Phổ điểm sát như năm nay sẽ khiến các trường rất khó tuyển sinh, bởi chỉ cần tăng hay giảm một mức điểm nhỏ cũng có rất nhiều thí sinh trượt.

Theo đánh giá của nhiều giáo viên, mặt bằng chung của điểm thi năm nay cao không phải do trình độ của học sinh tăng, mà là kết quả của việc thay đổi hình thức thi. Trong đó, môn Toán, Lịch sử, Giáo dục Công dân, Địa lý chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm.  Thầy Lại Tiến Minh (giáo viên dạy Toán trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội), phân tích năm đầu tiên thi trắc nghiệm nên trong quá trình ôn thi, học sinh lo lắng và ôn khá kỹ dạng bài tập lạ, khó. Thực tế, đề thi lại chỉ đề cập những câu hỏi cơ bản, bám sát sách giáo khoa, không quá khó. Thầy Tiến Minh nêu ý kiến năm 2018, đề thi môn Toán nên có sự thay đổi về độ khó của câu hỏi. Ví dụ, 40% câu hỏi ở mức độ nâng cao sẽ tăng cường yêu cầu vận dụng. Câu hỏi cần gắn với thực tiễn để học sinh biết vận dụng kiến thức liên môn và thực tiễn để sáng tạo, tư duy. Điều này tránh việc học sinh phụ thuộc vào máy tính và sự may rủi.

Năm nay, môn thi Tiếng Anh cũng có sự thay đổi lớn khi không còn phần thi tự luận. Cô Vũ Mai Phương - giáo viên dạy online - đưa ra con số: Môn Tiếng Anh năm 2016 chỉ có 56 điểm 10, năm nay đã tăng lên 4.000 điểm, tỷ lệ tăng gần 80 lần.  Nữ giáo viên cho rằng xã hội ngày nay càng yêu cầu đòi hỏi cao về trình độ ngoại ngữ nhưng đề thi lại dễ, gây thất vọng. Cụ thể, các câu hỏi ở mức vận dụng, vận dụng cao chiếm khoảng 15 câu nhưng đều không quá khó.

“Những học sinh đạt điểm 10 không hẳn các em xuất sắc, có thể do 'khoanh bừa' mà đúng. Điều này vô tình tạo ra nghịch lý, người may mắn có thể điểm sẽ cao hơn người có lực học tốt", cô Phương nêu. Từ những thông tin trên cho thấy, đề thi Tiếng Anh vẫn nên cần thiết có phần tự luận (chiếm 2 điểm). Ở những năm trước, học sinh và giáo viên rất hào hứng với phần này. Phần tự luận trong đề giúp học sinh tăng cường khả năng tư duy ngôn ngữ và trau dồi kỹ năng viết.

Thi tuyển với các môn sau đây:

- Môn cơ bản: Nhập môn Khoa học Giáo dục

Thí sinh dự thi vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp ngành Giáo dục mầm non hoặc Giáo dục Tiểu học hạng tốt nghiệp từ Khá trở lên hoặc có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực học tập, nghiên cứu;

- Ứng viên đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ (một trong các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) của chương trình dự tuyển được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài;

+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm có chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ để dự tuyển CTĐT thạc sĩ và thí sinh đã có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng chuẩn đầu ra trước khi tốt nghiệp CTĐT trình độ đại học;

+ Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và được ĐHQGHN công nhận, còn trong thời hạn 2 năm tính từ ngày thi lấy chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển đào tạo thạc sĩ.

- Có đủ sức khỏe để học tập và nghiên cứu;

+ Cử nhân đại học ngành Giáo dục mầm non hoặc Giáo dục tiểu học được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.

+ Cử nhân đại học ngành phù hợp phải có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo tối thiểu 12 tháng tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi.

3.3. Danh mục các ngành phù hợp

- Ngành phù hợp không phải học bổ túc kiến thức và không yêu cầu thâm niên công tác: Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, do Việt Nam cấp hoặc nước ngoài cấp và được Bộ GD&ĐT công nhận.

- Ngành phù hợp phải học bổ sung kiến thức và yêu cầu 01 năm thâm niên công tác kể từ khi tốt nghiệp đại học:

3.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA VÀ MA TRẬN CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

PLO1. Lĩnh hội được những tri thức chung và phát triển các chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học cũng như phát triển tài năng và năng lực của cá nhân.

PLO2. Nhận định, đánh giá được về các lý thuyết và thực hành phù hợp với đề tài nghiên cứu.

PLO3. Phân tích, tổng hợp một cách khoa học những hiểu biết từ các nguồn tri thức và thực hành nghề nghiệp.

PLO4. Biết cách lập kế hoạch và thực hiện đề tài nghiên cứu, viết luận văn một cách khoa học và sáng tạo.

PLO5. Có khả năng giao tiếp, truyền đạt, phổ biến lại những kết quả nghiên cứu, thành tựu khoa học cho công đồng khoa học và xã hội.

PLO6. Hiểu biết sâu các kiến thức khoa học nền tảng về ngôn ngữ tiếng Việt, toán học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, khoa học thần kinh về nhận thức lứa tuổi trẻ em,... từ đó phân tích, lí giải được chương trình, nội dung giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học.

PLO7. Hiểu biết sâu sắc về lí luận giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non và tiểu học, từ đó phân tích, lí giải được phương pháp giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học.

PLO8. Vận dụng các lí thuyết giáo dục trẻ em trong thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ lứa tuổi mầm non.

PLO9. Vận dụng các lí thuyết dạy học hiện đại trong thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học các môn học, hoạt động giáo dục ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

PL10. Năng lực ngoại ngữ (một trong các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) đạt trình độ tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Ngoại ngữ sử dụng để xác minh chuẩn đầu ra phải trùng với ngoại ngữ được xác định chuẩn đầu vào; sử dụng được ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn.

2.1.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

PLO11. Chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong phát hiện và giải quyết các vấn đề của thực tiễn liên quan tới giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học. Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

PLO12. Tự định hướng và phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn về lĩnh vực giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học.

2.2. Yêu cầu đối với luận văn tốt nghiệp

Học viên bắt buộc thực hiện một Luận văn thạc sĩ như là một đề tài NCKH chuyên sâu (khoảng 24000- 25000 chữ, tương đương 70-90 trang A4), ở mức độ chuẩn bị năng lực nghiên cứu độc lập trong lĩnh vực giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học. Đề tài Luận văn chủ yếu thuộc lĩnh vực nghiên cứu, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và  hình thức của một luận văn thạc sĩ theo Quy chế đào tạo thạc sĩ của ĐHQG Hà Nội và của Bộ GD&ĐT.

2.3. Vị trí việc làm mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm sau đây:

- Làm cán bộ ở các cơ sở giáo dục mầm non hoặc giáo dục tiểu học;

- Làm cán bộ ở các trường cao đẳng, đại học có đào tạo giáo viên mầm non hoặc tiểu học;

- Làm cán bộ, chuyên viên trong các cơ quan quản lý giáo dục, viện nghiên cứu có liên quan đến giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học;

- Làm cán bộ quản lí chuyên môn về giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học tại các cơ quan quản lí giáo dục các cấp từ địa phương tới trung ương.

2.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể học nâng cao lên trình độ tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục học (Tiểu học); Giáo dục học (Mầm non); Lí luận và lịch sử giáo dục; Lí luận, Phương pháp và Công nghệ dạy học; Quản lý giáo dục; Đo lường và đánh giá trong giáo dục…).

2.5. Ma trận chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Mức độ đóng góp được mã hóa như sau:

3 = Đóng góp mức thấp; 4 = Đóng góp mức trung bình; 5 = Đóng góp mức cao; Để trống = Không đóng góp

Khoa học nhận thức trong giáo dục

Các phương pháp hiện đại trong NCKH giáo dục và tâm lý

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em

Sự phát triển biểu tượng và tư duy toán học ở trẻ em

Khoa học thần kinh lứa tuổi trẻ em

Sự phát triển năng lực khoa học ở trẻ em

Sự phát triển năng lực thẩm mĩ ở trẻ em

Phát triển chương trình giáo dục

Tổ chức môi trường hoạt động của trẻ ở trường mầm non

Hoạt động trải nghiệm trong GDMN

Giáo dục sáng tạo cho trẻ mầm non

Giáo dục hòa nhập trong trường mầm non

Dạy học phân hóa trong môn Tiếng Việt tiểu học

Dạy học phân hóa trong môn Toán tiểu học

Giáo dục trải nghiệm ở tiểu học

Chuyên đề 1: Các rối loạn học tập

Chuyên đề 2: Nhận diện và đánh giá những khó khăn của học sinh

Chuyên đề 3: Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ em theo tiếp cận đa trí tuệ

Chuyên đề 4: Trẻ em, gia đình và cộng đồng

Chuyên đề 5: Trẻ em và mạng xã hội

Chuyên đề 6: Phát triển tư duy của trẻ qua hoạt động làm quen với toán và môi trường xung quanh

Chuyên đề 7: Các nghiên cứu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Chuyên đề 8: Phát triển kĩ năng tiếp nhận và tạo lập ngôn bản cho học sinh tiểu học

Chuyên đề 9: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học trong dạy học toán

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy:                    66  tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức chung (bắt buộc):          09 tín chỉ

- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 30 tín chỉ, gồm:

+ Bắt buộc:                                   18 tín chỉ;

+ Tự chọn:                                    12 tín chỉ

- Nghiên cứu khoa học:                          27 tín chỉ, gồm:

+ Chuyên đề nghiên cứu:                 12 tín chỉ

+ Luận văn thạc sĩ:                        15 tín chỉ