Tin tức cập nhật liên quan đến cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng
Tin tức cập nhật liên quan đến cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng
Ông Trọng là em trai ông Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines), bị bắt về hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép theo điều 275 bộ luật Hình sự.
Ông Trọng, 52 tuổi, cấp bậc đại tá, nguyên là Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng. Sau khi ông Dương Chí Dũng bỏ trốn và bị Cơ quan CSĐT, Bộ Công an truy nã, ông Trọng được điều chuyển làm Cục phó Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an.
Trước đó, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an cũng đã khởi tố và bắt giam thượng tá Vũ Tiến Sơn (47 tuổi, nguyên Phó trưởng phòng CSĐT tội phạm hình sự, Công an TP.Hải Phòng), Vũ Văn Sáu (44 tuổi, Trưởng công an xã An Thọ, H.An Lão, TP.Hải Phòng), Phạm Đình Nghiên (43 tuổi, Phó trưởng Công an xã An Thọ), Hà Trọng Tuấn (48 tuổi, ở đường Lê Lợi, Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phòng), trung tá Hoàng Văn Thắng (43 tuổi, Đội trưởng thuộc Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an TP.Hải Phòng), thiếu úy Nguyễn Trọng Ánh (cán bộ Phòng CSĐT tội phạm hình sự, Công an TP.Hải Phòng) và hiện truy nã gắt gao Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng).
Trong một diễn biến khác, mới đây em rể ông Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng là đại tá Nguyễn Bình Kiên, Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng vừa bị khai trừ Đảng vì vi phạm nghiêm trọng quy định công tác nghiệp vụ của ngành công an và xâm phạm quyền tự do cá nhân của công dân...
Ngôi nhà của ông Dương Tự Trọng ở khu Phú Hải, quận Dương Kinh, TP.Hải Phòng - Ảnh P.H.Sâm
Chiều 29-3, Công an TP Hải Phòng đã triển khai Quyết định của Bộ Công an xử lý kỷ luật cách chức Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng đối với Đại tá Nguyễn Bình Kiên và quyết định cho ông Kiên nghỉ công tác chờ hưu từ 1-4.
Trước đó, ngày 18-1, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ra Quyết định số 949-QĐ/TU thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Bình Kiên, Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng, đảng viên Chi bộ PA88 thuộc Đảng bộ Công an TP Hải Phòng với hình thức kỷ luật khai trừ Đảng.
Ông Kiên bị khai trừ Đảng do vi phạm quy định công tác nghiệp vụ của ngành, xâm phạm quyền tự do cá nhân của công dân, vi phạm tư cách Đảng viên và vi phạm Quy định về những điều Đảng viên không được làm...
Kết quả kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hải Phòng cho thấy: trong thời gian làm Phó Cục trưởng Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư, ông Nguyễn Bình Kiên đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định công tác nghiệp vụ của ngành Công an; xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của công dân, ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành Công an; vi phạm tư cách Đảng viên; vi phạm Quy định số 47/QĐ-TW về những điều Đảng viên không được làm và vi phạm những điều cán bộ, chiến sĩ Công an không được làm.
Trong quá trình làm việc với Đoàn kiểm tra, ông Nguyễn Bình Kiên đã không nghiêm túc nhận thấy những sai phạm khuyết điểm của mình, không nghiêm túc kiểm điểm. Đoàn kiểm tra đánh giá vi phạm của ông Nguyễn Bình Kiên là rất nghiêm trọng, cần thi hành kỷ luật nghiêm khắc với hình thức khai trừ Đảng.
Chiều 22-8, Phó Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) TP Hải Phòng Phạm Đức Tuyên cho biết, dự kiến ngày 28-8, TAND TP Hải Phòng sẽ đưa vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” ra xét xử theo ủy quyền của TAND tối cao. Bị cáo duy nhất trong phiên tòa này là nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng Dương Tự Trọng. Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TP Hải Phòng giữ quyền công tố theo ủy quyền của VKSND tối cao.
Theo đó, Dương Tự Trọng bị VKSND tối cao truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 1 Điều 281 Bộ Luật Hình sự.
Theo cáo trạng của VKSND tối cao, từ năm 2001 đến năm 2002, Dương Tự Trọng khi đó là Trưởng phòng CSHS (Công an TP Hải Phòng) đã có quan hệ thân thiết với Đồng Xuân Phong, cán bộ Đội Chống buôn lậu (Cục Hải quan TP Hải Phòng).
Ngày 18-8-2009, cơ quan CSĐT (Công an TP Hồ Chí Minh) ra quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam đối với Đồng Xuân Phong về tội “buôn lậu”. Do Phong đã bỏ trốn, nên Công an TP Hồ Chí Minh ra quyết định truy nã toàn quốc đối với Đồng Xuân Phong. Quyết định này được gửi đến Phòng CSHS công an các tỉnh, thành phố trong cả nước. Công an TP Hải Phòng nhận được Quyết định truy nã trên ngày 5-11-2009.
Ngoài việc gửi quyết định, Công an TP Hồ Chí Minh còn cử cán bộ trực tiếp phối hợp Công an TP Hải Phòng để truy bắt Đồng Xuân Phong, nhưng không bắt được. Mặc dù, khi đó, Phong vẫn thường xuyên lẩn trốn tại Hải Phòng.
Ngày 22-4-2011, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (Công an TP Hải Phòng) có báo cáo về về việc rà soát đối tượng truy nã có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng (trong đó có Đồng Xuân Phong), gửi đến Dương Tự Trọng (khi đó là Phó Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hải Phòng), nhưng Dương Tự Trọng không có ý kiến chỉ đạo, cũng không tổ chức, triển khai lực lượng tiến hành truy bắt theo chức năng, nhiệm vụ được giao, mặc dù từ năm 2010, Trọng đã biết rõ Phong bị Công an TP Hồ Chí Minh truy nã vì có liên quan đến vụ án kinh tế.
Nhưng chi tiết cụ thể nhất của mối quan hệ “thân thiết” giữa nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng Dương Tự Trọng và kẻ trốn truy nã Đồng Xuân Phong được thể hiện trong vụ Dương Tự Trọng tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam trốn chạy khi có lệnh khởi tố, bắt tạm giam.
Ngày 17-5-2012, sau khi nhận được thông báo của anh trai là Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải về việc đang bị cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam, Trọng đã chỉ dẫn Dương Chí Dũng về nhà bạn gái của Trọng trốn và chờ người của Trọng đến đón.
Ngày 18-5-2012, Dương Tự Trọng đã yêu cầu Đồng Xuân Phong (khi đó đang trốn truy nã tại Hải Phòng) thông qua Vũ Tiến Sơn (khi đó là Phó trưởng phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Hải Phòng) cùng phối hợp để tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài.
Dương Tự Trọng sinh năm 1961 tại Hải Dương, thường trú tại số 72 Cầu Đất, quận Ngô Quyền (Hải Phòng); tạm trú tại phòng 703 nhà khách Hoàng Cầu, ngõ 97 Hoàng Cầu, quận Đống Đa (Hà Nội). Ngày 23-5-2014, Dương Tự Trọng đã bị TAND tối cao tuyên phạt 16 năm tù về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, hiện đang bị tạm giam.
Bộ Công an vài chiều ngày 9-8 đã tổ chức hội nghị công bố các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ tại Công an TP Hải Phòng.
Hội nghị đã công bố các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc bổ nhiệm: Đại tá Lê Nguyên Trường, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng; Thượng tá Bùi Trung Thành, Trưởng Công an huyện Tiên Lãng, giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng; công bố các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc tiếp nhận trở lại ngành Công an và phong cấp bậc hàm Thượng tá CAND đối với ông Lê Trung Sơn, hiện là Phó Giám đốc sở Du lịch Hải Phòng, nguyên Phó trưởng phòng PA72 - Công an TP Hải Phòng, điều động công tác tại Công an TP Hải Phòng và giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng.
Theo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, các ông: Lê Nguyên Trường, Bùi Trung Thành, Lê Trung Sơn giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng kể từ ngày 8-8-2018.
Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an, thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đánh giá cao quá trình công tác, cống hiến của các tân Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng và yêu cầu những người được bổ nhiệm đợt này nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết nhất trí cùng tập thể ban Giám đốc và cán bộ chiến sĩ Công an Hải Phòng làm tốt nhiệm vụ được giao.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, Đại tá Lê Nguyên Trường, Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng, thay mặt những người được bổ nhiệm bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và Thành ủy Hải Phòng. Tân Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng xác định đây là vinh dự và cũng là trách nhiệm nặng nề, đồng thời xin hứa sẽ không ngừng học hỏi, rèn luyện, phấn đấu, cùng với tập thể ban Giám đốc Công an thành phố và toàn lực lượng Công an thành phố hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, Ủy viên ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP Hải Phòng, khẳng định việc điều động, bổ nhiệm 3 người giữ chức vụ Phó Giám đốc Công anh thành phố thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo bộ Công an và Thành ủy, UBND TP Hải Phòng.
Qua đó, tăng cường sức mạnh, giúp Đảng ủy, ban Giám đốc Công an thành phố, công an các đơn vị, địa phương và cán bộ chiến sĩ toàn lực lượng thể hiện ý chí quyết tâm, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Đại tá Lê Ngọc Châu sau hơn 6 tháng giữ chức Giám đốc Công an TP. Hải Phòng đã được điều động, luân chuyển giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương.
VTV.vn - Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca bằng hình thức Khai trừ.
Ông Dương Tự Trọng được xác định là người đứng ra nhờ cán bộ dưới quyền để tổ chức cho anh trai - Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Vinalines trốn ra nước ngoài.
Ngày 16/10, Lao động đưa tin, Cơ quan anh ninh điều tra Bộ Công an đã kết thúc điều tra, đề nghị truy tố 7 người liên quan đến việc tổ chức đưa người khác trốn ra nước ngoài.
Ngoài ông Dương Tự Trọng (nguyên đại tá, PGĐ Công an Hải Phòng, nguyên phó Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) 6 bị can khác gồm: ông Vũ Tiến Sơn (nguyên thượng tá phó phòng PC45 Công an Hải Phòng); Hoàng Văn Thắng (nguyên trung tá, đội trưởng đội 3 Phòng CSMT, công an Hải Phòng); Nguyễn Trọng Ánh (nguyên thiếu úy phòng PC45 công an Hải Phòng); Trần Văn Dũng (tức Dũng "Bắc Kạn"); Phạm Minh Tuấn (giám đốc xí nghiệp, Bach Đằng); Đồng Xuân Phong, nguyên cán bộ đội chống buôn lậu, Cục Hải quan Hải Phòng.
Ông Trọng là em trai của cựu chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng. Thời điểm ông Dũng bị truy nã, đại tá Trọng giữ chức vụ Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hải Phòng. Sau đó, ông về Hà Nội làm Cục phó Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Cơ quan điều tra xác định, sau khi anh trai bị truy nã, ông Trọng đã liên hệ với ông Sơn, Thắng, Phong, Dũng “Bắc Kạn” bàn cách đưa người trốn đi nước ngoài. Ban đầu, kế hoạch là đưa ông Dũng trốn qua biên giới Trung Quốc nhưng bất thành. Sau đó, ông Dũng được em trai và những người khác đưa vào TP HCM để trốn qua Campuchia.
Sở dĩ, ông Trọng tìm đến những người trên, vì trong số đó, Đồng Xuân Phong có “kinh nghiệm” trốn truy nã nhiều năm vì tội liên quan đến buôn lậu. Ông Phong đã dùng tên giả để làm hộ chiếu và nhiều lần xuất nhập cảnh vào Việt Nam.
Dũng “Bắc Kạn” cũng được ông Trọng “nhờ vả” vì đây là tay giang hồ nổi tiếng đất Cảng, có quan hệ xã hội rộng khắp trong Nam, ngoài Bắc. Sau này, anh ta về Hải Phòng điều hành mạng lưới cờ bạc, cá độ bóng đá xuyên quốc gia qua mạng Internet.
Sau khoảng 4 tháng trốn truy nã, ông Dương Chí Dũng bị bắt. Lần lượt những người giúp cho cựu chủ tịch HĐQT Vinalines này trốn ra nước ngoài đã bị bắt giữ.
Ông Dương Tự Trọng còn bị khởi tố, điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, do làm giả chứng minh nhân dân để khai sinh cho các con ngoài giá thú.
Một ngày trước khi đưa ra đề nghị truy tố trên, cơ quan điều tra cũng đã chuyển hồ sơ sang Viện KSND Tối cao vụ án ông Dương Chí Dũng cùng đồng phạm tham ô tài sản, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.
Bắt tạm giam đại tá - em ruột Dương Chí Dũng
Ông Dương Tự Trọng khi còn làm phó giám đốc Công an TP Hải Phòng - Ảnh: CTV
Ông Dương Tự Trọng nguyên là phó giám đốc Công an TP Hải Phòng, nguyên phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an.
Được biết, các quyết định trên đã được Viện KSND tối cao phê chuẩn.
Trước đó, trong quá trình điều tra vụ án “Trần Văn Dũng (Dũng "Bắc Kạn") cùng đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Tự Trọng về hành vi “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” theo điều 275 BLHS.
Như vậy, cho đến nay bị can Dương Tự Trọng bị điều tra về hai hành vi trong hai vụ án khác nhau.
Được biết, cơ quan điều tra tình nghi bị can Dương Tự Trọng đã có hành vi làm giả CMND với mục đích làm giấy khai sinh cho con riêng của mình.
Cụ thể, từ năm 2002, ông Trọng có quen biết với chị Hoàng Kim N. khi chị này đang là sinh viên Trường ĐH Hàng hải Hải Phòng. Hai bên đã có một quá trình đi lại với nhau và nảy sinh tình cảm.
Sau đó, khi chị Hoàng Kim N. về Hà Nội làm ăn, trú tại quận Cầu Giấy thì chị N. có thai, sau đó sinh 2 con gái.
Để phục vụ mục đích làm giấy khai sinh cho con mình, vào tháng 4-2012 ông Trọng đã chỉ đạo cấp dưới làm cho mình 2 CMND mà không báo cáo lãnh đạo Công an TP Hải Phòng. Sau khi hoàn thiện hai CMND này, ông Trọng đã đưa cho chị N. để làm khai sinh cho hai con gái.
Hành vi này của ông Dương Tự Trọng đã phạm vào tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” nên cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra làm rõ.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng tình nghi ông Dương Tự Trọng đã cố tình lơ là trong việc không tiến hành truy bắt Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ đội chống buôn lậu, Cục Hải quan Hải Phòng - bị can trong vụ án Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước ngoài) khi bị Công an TP.HCM truy nã.
Được biết, ông Trọng cùng bị can Đồng Xuân Phong có quen biết từ khi ông Trọng còn là trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Hải Phòng.
Mối quan hệ tốt đẹp ấy đã được ông Trọng duy trì ngay cả khi Đồng Xuân Phong bị cơ quan điều tra, Công an TP.HCM khởi tố, truy nã về tội buôn lậu vào năm 2009.
Khi đó ông Trọng là phó giám đốc Công an TP Hải Phòng, biết việc Đồng Xuân Phong bị truy nã nhưng vẫn không có động thái truy bắt đối với bị can này.
Đến thời điểm ông Dương Chí Dũng (nguyên cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) bị cơ quan điều tra khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam, sau đó là lệnh truy nã thì ông Trọng vẫn liên lạc với Đồng Xuân Phong để tổ chức cho anh trai mình trốn truy nã.
Cụ thể, ngày 18-5-2012, cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc, đồng thời phối hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với bị can Dương Chí Dũng.
Lúc này, ông Dương Tự Trọng đã liên lạc với Trần Văn Dũng (tức Dũng “Bắc Kạn”, 45 tuổi), một đối tượng giang hồ cộm cán đất cảng, liên quan đến hầu hết các trùm xã hội đen như Năm Cam, Dung “hà”... và Đồng Xuân Phong cùng cấp dưới như Vũ Tiến Sơn (47 tuổi, thượng tá, nguyên phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hải Phòng), Hoàng Văn Thắng (43 tuổi, trung tá, đội trưởng đội 3 Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an Hải Phòng), Nguyễn Trọng Ánh (thiếu úy, cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hải Phòng)... để tổ chức cho anh trai đi trốn nhằm tránh bị xử lý trước pháp luật.
Trong vụ án tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an đã khởi tố và bắt tạm giam 7 bị can. Quá trình điều tra vụ án này đã phát hiện một số sai phạm khác của ông Dương Tự Trọng nên đã khởi tố bị can để điều tra làm rõ hành vi phạm tội.
Song song với vụ án “Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước ngoài", Cơ quan An ninh điều tra Công an Hải Phòng cũng đã khởi tố vụ án hình sự, bắt giữ Vũ Văn Sáu (44 tuổi, trưởng Công an xã An Thọ, huyện An Lão, Hải Phòng), Phạm Đình Nghiên (43 tuổi, phó trưởng Công an xã An Thọ), Hà Trọng Tuấn (48 tuổi, ở đường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, Hải Phòng) do có hành vi làm giả giấy tờ, tạo điều kiện cho Đồng Xuân Phong trốn truy nã, dẫn đến việc giúp sức cho bị can Dương Chí Dũng bỏ trốn sau này.