06 lưu ý về hợp đồng thử việc mà người lao động (NLĐ) cần biết
06 lưu ý về hợp đồng thử việc mà người lao động (NLĐ) cần biết
Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định về hủy bỏ thỏa thuận thử việc như sau: Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Căn cứ điều 26 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho NLĐ.
- Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
- Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Di tích Gò Cọ - làng Chiềng, trước thuộc làng Chiềng, nay là thôn Trung Mỹ, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Di tích Gò Cọ - làng Chiềng cách trung tâm xã 500 m. Để đến được Di tích có thể đi bằng đường bộ khá thuận lợi. Từ thành phố Yên Bái (Ga Yên Bái) tới ngã ba Nam Cường theo đường sân bay (khoảng 1km) rồi rẽ phải theo đường liên xã là tới Di tích.
Di tích Gò Cọ - làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Từ sau hội nghị cán bộ tỉnh lần I, họp tại làng Hòa Quân, xã Minh Quân (tháng 7 năm 1948) phong trào du kích trong các vùng địch tạm chiếm ngày một phát triển mạnh mẽ, Đại đội độc lập C524 và đội võ trang Văn Chấn xây dựng các cơ sở mới ở các xã Phù Nham, Hạnh Sơn, Thạch Lương và thị trấn Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn. Đến tháng 8/1948, ban cán sự Đảng Than Uyên, đội vũ trang của đồng chí Hồng Quân và một bộ phận của C520 xây dựng ở khắp các xã ở huyện. Các đội du kích Mường Kim, Na Khoang, Mồ Dề, Lao Chải được thành lập. Đội vũ trang C520 liên lạc với cơ sở ở Khánh Yên, Minh Lương, Võ Lao... Đồng bào Mông Văn Chấn, Than Uyên đứng lên đấu tranh chống bắt phu, bắt lính, chống cướp lương thực, thực phẩm làm cho địch lúng túng, khó khăn. Công tác binh ngụy vẫn được tiến hành, kết quả đã giải tán 20 ban tề xã, kêu gọi hàng chục lính dõng bỏ hàng ngũ địch về với nhân dân, nhiều tên gian ác bị trừng trị, làm lung lay bộ máy chính quyền địch ở cơ sở.
Ngày 28/10/1948, đội du kích xã Hưng Khánh, Đồng Khê phối hợp với một bộ phận của Đại đội 524 phục kích địch ở Khe Kẹn diệt 15 tên, bắn bị thương 8 tên. Tháng 12/1948 du kích xã Đồng Khê phối hợp với Đại đội 524 phục kích địch ở đèo Mông diệt 19 tên địch, số còn lại chạy về Ba Khe bị Đại đội 520 bắt sống.
Sự phát triển của chiến tranh du kích ở địa phương và sự phối hơp hoạt động du kích với bộ đội chính quy đã làm phá sản kế hoạch “vết dầu loang” của địch, gây cho địch nhiều thiệt hại lớn. Riêng trong tháng 11/1948 ta đã tổ chức phục kích 38 trận, diệt 61 tên, làm bị thương 11 tên, gọi hàng hàng trăm tên...
Tuy nhiên, công tác vùng tạm chiếm cũng gặp không ít những khó khăn, tổn thất, ngày 7/11/1948 địch đánh úp ta ở xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn, cả đội vũ trang hy sinh, trong đó có đồng chí Phạm Đức Chu - Chủ tịch Ủy Ban hành chính kháng chiến khu. Ngày 11/11/1948, tên Hà Văn Duyệt, xã đội trưởng Đại Khánh, huyện Trấn Yên dẫn 5 du kích xã ra hàng giặc Pháp.
Cũng trong thời gian này, Ban Tỉnh ủy lâm thời và các ban huyện ủy được kiện toàn, bổ sung nhiều cán bộ có đức có tài, có năng lực và dày dạn kinh nghiệm. Tháng 7/1948, đồng chí Nguyễn Tấn Phúc - Bí thư Tỉnh uỷ, được Liên khu 10 giao nhiệm vụ mới, đồng chí Vũ Tuân được cử làm Bí thư Tỉnh uỷ.
Để đưa cuộc kháng chiến tiến lên giành thêm những thắng lợi mới, từ ngày 10 tới ngày 15/1/1949, hội nghị Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ hai (tức Đại hội I) đã họp tại Gò Cọ, làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên.
Gò Cọ, nằm ở trung tâm Làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên. Phía Đông giáp thôn Chung Mỹ, Tây giáp thôn Đồng Trò, Nam giáp thôn Đồng Chuối, Bắc giáp thôn Đồng Phương (xã Minh Quán). Ngay từ trung tuần 12/1948, công tác chuẩn bị phục vụ Đại hội I Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã diễn ra tại Gò Cọ - làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên.
- Lực lượng bảo vệ do Trung đoàn 115 Liên khu 10, và lực lượng du kích xã Cường Thịnh.
- Cơ sở vật chất: Phòng họp dùng nhà sàn của ông Bủ Tạ, đình làng Cường Thịnh dùng nơi đón tiếp đại biểu, làm thêm 4 nhà sàn, đào 1 giếng nước, làm thêm 1 phòng triển lãm, nhà điện, nhà để Rađiô, làm 3 cổng trào…
- Đại biểu: Tỉnh ủy 10 đại biểu, huyện Trấn Yên 15 đại biểu, huyện Lục Yên 14 đại biểu, huyện Văn Bàn 3 đại biểu, huyện Văn Chấn 9 đại biểu, Than Uyên 1 đại biểu, đại biểu liên chi một 2 đại biểu, đại biểu liên chi hai 2 đại biểu, đại biểu trung đoàn 115 là 2 đại biểu, đại biểu mời trung đoàn 115 gồm 4 đại biểu.
Đúng 14 giờ ngày 10 tháng 1 năm 1949, khai mạc Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II họp tại Làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên (nay là thôn Chung Mỹ, xã Cường Thịnh ). Hội nghị đã tổng kết mọi mặt công tác, trọng tâm là tình hình công tác 6 tháng cuối năm 1948, vạch phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1949. Đồng thời hội nghị đã tiến hành bầu ra Ban chấp hành chính thức.
Hội nghị đã đánh giá toàn diện tình hình chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, tình hình địch - ta. Đồng thời hội nghị đã khẳng định cán cân lực lượng đang phát triển theo hướng có lợi cho ta, địch có nhiều âm mưu nham hiểm, nhưng đang rơi vào tình trạng khó khăn, lúng túng. Hội nghị đã khẳng định những chủ trương, biện pháp đề ra tại hội nghị cán bộ tỉnh lần I, họp tại làng Hòa Quân, xã Minh Quân (tháng 7 năm 1948) là đúng đắn và nhấn mạnh thêm một số vấn đề quan trọng nhằm đẩy mạnh xây dựng chính quyền và các tổ chức quần chúng bí mật trong vùng địch, tập trung xây dựng các đội du kích, đồng thời phát triển chiến tranh du kích ở các địa phương. Phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua ái quốc, chăm lo phát triển Đảng, đào tạo cán bộ cho vùng hậu địch, là người dân tộc.
Tại hội nghị đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 9 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Vũ Tuân được hội nghị bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
Đối với công tác vùng hậu địch, Tỉnh ủy Yên Bái chủ trương củng cố và gây dựng cơ sở vùng hậu địch, phát động chiến tranh nhân dân tập trung, chuẩn bị mọi mặt phát động chiến tranh vũ trang với quy mô rộng lớn hơn. Đại hội đã chỉ rõ “Cơ sở quần chúng của ta từ ngày phải đối phó với địch công tác chiến tranh xây dựng bằng nhiều hình thức từ võ trang tuyên truyền cho đến việc tổ chức, đấu tranh vì hòa bình tiến lên đấu tranh võ trang. Điểm lại cơ sở của ta trong vùng hậu địch nhân dân ta phần lớn đều có tinh thần quyết tâm đấu tranh. Có nhiều nơi cán bộ của ta mới đi qua chưa có hoàn cảnh để tổ chức mà quần chúng đã biết tự động đấu tranh. Do ảnh hưởng của hoạt động cán bộ của ta nhưng cũng vì phần lớn là do bị địch khủng bố quá dã man làm cho nhân dân ta oán hờn căm ghét...”
(Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ nhất 1/1949)
Đại hội đã chỉ rõ những khuyết điểm công tác gây cơ sở vùng hậu địch đó là:
- Thứ nhất, đối với vùng tự do việc liên lạc chỉ huy không sát, cấp ủy ở ngoài gần như khoán trắng cho cán bộ ở bên trong tự xoay sở.
- Thứ hai, cán bộ còn kém kinh nghiệm công tác bí mật nhiều khi thất bại một cách đau đớn công tác mật giao.
- Thứ ba, không tích cực và kịp thời nắm thời cơ trong việc lấy vùng quan hệ hoạt động từ lúc đầu ở các vùng Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Văn Bàn.
- Thứ tư, tinh thần quần chúng lên cao mà thiếu cán bộ nằm vùng.
- Thứ năm, công tác một chiều, chỉ chú trọng kháng chiến hoạt động quân sự hơn là gây cơ sở phát triển Đảng.
- Thứ sáu, cán bộ kém tích cực, ở rừng núi lâu lâu lại phải đối phó với địch gây khó khăn nên chán nản, muốn ra tỉnh hoặc về dưới xuôi.
- Thứ bẩy, cán bộ quan niệm sai lầm gây cơ sở chỉ cốt lấy chỗ đi lại, ăn uống tiếp tế cho bộ đội nên có nơi phong trào rất tốt mà không phát triển được đảng viên.
- Thứ tám, còn ít cán bộ hiểu biết tiếng địa phương, đây là một trở ngại rất lớn trong công tác.
Về công tác chính quyền của ta trong vùng địch chủ trương của ta là:
- Thứ nhất, phải biến địa phương của địch thành địa phương của ta.
- Thứ hai, mở rộng khu tự do, nối liền các khu tự do thành một khu tự do rộng lớn. Để thực hiện những nhiệm vụ ấy, phương châm của ta phải thống nhất chỉ huy giữa quân đảng, phát động chiến tranh nhân dân rộng rãi, tiêu diệt sinh lực địch.
Vấn đề mặt trận dân tộc thống nhất và dân vận Tỉnh ủy Yên Bái chủ trương xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc “đại đa số đồng bào miền núi các dân tộc đều có ý thức đoàn kết kháng chiến và tín nhiệm Hồ Chủ Tịch. Về đoàn kết tôn giáo không có việc gì xảy ra giữa Lương và Giáo dân ...’’.
Đại hội đã chỉ rõ mặt thiếu sót trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất đó là:
- Vẫn còn ở một vài nơi đồng bào và các con chiên lạc hậu hoặc ít cán bộ qua lại.
- Một số thổ hào chưa hiểu gì, chưa chịu tham gia vào các công việc xã hội hay chính trị.
- Một vài nơi trong vùng hậu địch một số thổ hào còn lừng chừng do dự, còn một số chạy theo Pháp và chưa tin tưởng ta.
Về tình hình phát triển kinh tế, Đại hội đã nhận định “tình hình nông nghiệp trong tỉnh đã khá hơn, việc vận động cấy lúa được thực hiện khá, kết quả tốt đẹp, hơn một nghìn mẫu chiêm làm thêm thu hoạch đã tăng gấp bội, việc trồng mầu đã đạt những kết quả (riêng ở huyện Lục Yên số hạt giống bông trồng đã được tăng lên 10 ha). Chương trình Việt Bắc mới được thực hiện ít nhiều, để hiểu rõ tình hình nông thôn chúng ta cần phải xúc tiến việc điều tra nông thôn và tình hình ruộng đất trong toàn tỉnh. Chương trình Việt Bắc cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và đoàn thể quần chúng có thể thu nhận được kết quả’.’
Tình hình tài chính thuế khoán “Năm 1948 ở những vùng địch tạm chiếm sang năm nay việc thu thuế điền đã xong ở huyện Lục Yên và đang tiếp tục thực hiện ở các huyện khác. Việc góp quỹ tham gia kháng chiến hiện các xã mới lập danh sách một vài nơi đã bắt đầu thu. Nói chung dân chúng có ý thức trong việc góp quỹ, nhiều phụ nữ đòi đóng góp như nam giới, giấy bạc đông dương hoàn toàn mất tín nhiệm trong vùng tự do, tiền Việt Nam giữ một giá trị tuyệt đối trong buôn bán. Ở vùng địch kiểm soát một vài nơi đã có cơ sở của ta, trong vùng hậu địch tiền Việt Nam cũng đã được lưu hành tuy nhiên tiền giấy bạc rách, nát, giấy xanh vẫn còn phổ biến ở những vùng nông thôn”.
Văn hoá xã hội - giáo dục: Phong trào bình dân học vụ đạt được những thành tích tốt đẹp, đồng bào đã thoát nạn mù chữ nhiều thôn đã thanh toán nạn mù chữ, các lớp học mở ngày càng nhiều. Phong trào học tập của tỉnh lên cao.
Hội nghị Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ hai đã làm tròn nhiệm vụ của một Đại hội, vì vậy được xác định là Đại hội lần thứ I của Đảng bộ tỉnh Yên Bái. Sự kiện này đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng bộ tỉnh trong quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương. Những chủ trương và biện pháp đúng đắn của Đại hội có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ cuộc kháng chiến của quân dân Yên Bái tiếp tục dành những thắng lợi to lớn.
Địa điểm Gò Cọ - làng Chiềng chính là một di tích ghi dấu ấn lịch sử cách mạng của địa phương gắn với diễn biến sự kiện Đại hội lần thứ I Đảng bộ tỉnh Yên Bái. Đó là:
1. Địa điểm Gò Cọ - làng Chiềng
Địa điểm nhà ông Bủ Tạ, là hội trường chính. Nơi tổ chức phiên họp đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ nhất 10/01/1949. Căn cứ vào những lời kể của các nhân chứng, các cụ cao tuổi am tường về sự kiện này cho hay nhà cụ Bủ Tạ là một ngôi nhà sàn 3 gian 2 chái, gồm 1 cửa chính và một cửa phụ, 4 cửa sổ.
Ngôi nhà được kết cấu 5 hàng chân, 6 cột cái, 10 cột hiên và 10 cột phụ. Các cột đều được làm bằng gỗ vàng tâm, bào trơn. Kết cấu kiến trúc gồm 3 vì kèo chính, mỗi vì gồm 2 cột cái và 2 cột biên, được liên kết với nhau bởi quá giang. Sàn và vách nhà làm bằng vầu, tre, nứa, mái lợp cọ.
Bố cục trên mặt bằng cụ thể như sau:
- Gian chái đầu hồi phía cầu thang là nơi tiếp khách
- Gian giữa là của gia chủ, có một bếp nhỏ để đun nấu.
- Gian trong cùng là buồng cho phụ nữ, và cũng là nơi để lương thực, thực phẩm.
Hiện nay ngôi nhà này đã bị tháo dỡ, chỉ còn dấu tích phần nền nhà có kích thước 20 x 20 m, cao nền 0,35 cm.
Địa điểm đình làng Cường Thịnh trong quãng thời gian từ năm 1945 đến năm 1949, tại đây đã gắn với nhiều sự kiện trọng đại của địa phương nói riêng, của tỉnh Yên Bái nói chung. Hiện nay, ngôi đình đã được tu sửa lại khá khang trang gồm 5 gian, được kết cấu theo lối chữ Nhất, gồm 4 gian Đại Bái và 1 gian Hậu Cung. Sân và nền được nát gạch bát tràng (gạch mộc).
Địa điểm Gò Cọ - làng Chiềng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái cấp bằng chứng nhận Di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 863/QĐ-UBND ngày 21/6/2007.
Di tích Gò Cọ - làng Chiềng, trước thuộc làng Chiềng, nay là thôn Trung Mỹ, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Di tích Gò Cọ - làng Chiềng cách trung tâm xã 500 m. Để đến được Di tích có thể đi bằng đường bộ khá thuận lợi. Từ thành phố Yên Bái (Ga Yên Bái) tới ngã ba Nam Cường theo đường sân bay (khoảng 1km) rồi rẽ phải theo đường liên xã là tới Di tích. Từ sau hội nghị cán bộ tỉnh lần I, họp tại làng Hòa Quân, xã Minh Quân (tháng 7 năm 1948) phong trào du kích trong các vùng địch tạm chiếm ngày một phát triển mạnh mẽ, Đại đội độc lập C524 và đội võ trang Văn Chấn xây dựng các cơ sở mới ở các xã Phù Nham, Hạnh Sơn, Thạch Lương và thị trấn Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn. Đến tháng 8/1948, ban cán sự Đảng Than Uyên, đội vũ trang của đồng chí Hồng Quân và một bộ phận của C520 xây dựng ở khắp các xã ở huyện. Các đội du kích Mường Kim, Na Khoang, Mồ Dề, Lao Chải được thành lập. Đội vũ trang C520 liên lạc với cơ sở ở Khánh Yên, Minh Lương, Võ Lao... Đồng bào Mông Văn Chấn, Than Uyên đứng lên đấu tranh chống bắt phu, bắt lính, chống cướp lương thực, thực phẩm làm cho địch lúng túng, khó khăn. Công tác binh ngụy vẫn được tiến hành, kết quả đã giải tán 20 ban tề xã, kêu gọi hàng chục lính dõng bỏ hàng ngũ địch về với nhân dân, nhiều tên gian ác bị trừng trị, làm lung lay bộ máy chính quyền địch ở cơ sở. Ngày 28/10/1948, đội du kích xã Hưng Khánh, Đồng Khê phối hợp với một bộ phận của Đại đội 524 phục kích địch ở Khe Kẹn diệt 15 tên, bắn bị thương 8 tên. Tháng 12/1948 du kích xã Đồng Khê phối hợp với Đại đội 524 phục kích địch ở đèo Mông diệt 19 tên địch, số còn lại chạy về Ba Khe bị Đại đội 520 bắt sống. Sự phát triển của chiến tranh du kích ở địa phương và sự phối hơp hoạt động du kích với bộ đội chính quy đã làm phá sản kế hoạch “vết dầu loang” của địch, gây cho địch nhiều thiệt hại lớn. Riêng trong tháng 11/1948 ta đã tổ chức phục kích 38 trận, diệt 61 tên, làm bị thương 11 tên, gọi hàng hàng trăm tên... Tuy nhiên, công tác vùng tạm chiếm cũng gặp không ít những khó khăn, tổn thất, ngày 7/11/1948 địch đánh úp ta ở xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn, cả đội vũ trang hy sinh, trong đó có đồng chí Phạm Đức Chu - Chủ tịch Ủy Ban hành chính kháng chiến khu. Ngày 11/11/1948, tên Hà Văn Duyệt, xã đội trưởng Đại Khánh, huyện Trấn Yên dẫn 5 du kích xã ra hàng giặc Pháp. Cũng trong thời gian này, Ban Tỉnh ủy lâm thời và các ban huyện ủy được kiện toàn, bổ sung nhiều cán bộ có đức có tài, có năng lực và dày dạn kinh nghiệm. Tháng 7/1948, đồng chí Nguyễn Tấn Phúc - Bí thư Tỉnh uỷ, được Liên khu 10 giao nhiệm vụ mới, đồng chí Vũ Tuân được cử làm Bí thư Tỉnh uỷ. Để đưa cuộc kháng chiến tiến lên giành thêm những thắng lợi mới, từ ngày 10 tới ngày 15/1/1949, hội nghị Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ hai (tức Đại hội I) đã họp tại Gò Cọ, làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên. Gò Cọ, nằm ở trung tâm Làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên. Phía Đông giáp thôn Chung Mỹ, Tây giáp thôn Đồng Trò, Nam giáp thôn Đồng Chuối, Bắc giáp thôn Đồng Phương (xã Minh Quán). Ngay từ trung tuần 12/1948, công tác chuẩn bị phục vụ Đại hội I Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã diễn ra tại Gò Cọ - làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên. - Lực lượng bảo vệ do Trung đoàn 115 Liên khu 10, và lực lượng du kích xã Cường Thịnh. - Cơ sở vật chất: Phòng họp dùng nhà sàn của ông Bủ Tạ, đình làng Cường Thịnh dùng nơi đón tiếp đại biểu, làm thêm 4 nhà sàn, đào 1 giếng nước, làm thêm 1 phòng triển lãm, nhà điện, nhà để Rađiô, làm 3 cổng trào… - Đại biểu: Tỉnh ủy 10 đại biểu, huyện Trấn Yên 15 đại biểu, huyện Lục Yên 14 đại biểu, huyện Văn Bàn 3 đại biểu, huyện Văn Chấn 9 đại biểu, Than Uyên 1 đại biểu, đại biểu liên chi một 2 đại biểu, đại biểu liên chi hai 2 đại biểu, đại biểu trung đoàn 115 là 2 đại biểu, đại biểu mời trung đoàn 115 gồm 4 đại biểu. Đúng 14 giờ ngày 10 tháng 1 năm 1949, khai mạc Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II họp tại Làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên (nay là thôn Chung Mỹ, xã Cường Thịnh ). Hội nghị đã tổng kết mọi mặt công tác, trọng tâm là tình hình công tác 6 tháng cuối năm 1948, vạch phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1949. Đồng thời hội nghị đã tiến hành bầu ra Ban chấp hành chính thức. Hội nghị đã đánh giá toàn diện tình hình chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, tình hình địch - ta. Đồng thời hội nghị đã khẳng định cán cân lực lượng đang phát triển theo hướng có lợi cho ta, địch có nhiều âm mưu nham hiểm, nhưng đang rơi vào tình trạng khó khăn, lúng túng. Hội nghị đã khẳng định những chủ trương, biện pháp đề ra tại hội nghị cán bộ tỉnh lần I, họp tại làng Hòa Quân, xã Minh Quân (tháng 7 năm 1948) là đúng đắn và nhấn mạnh thêm một số vấn đề quan trọng nhằm đẩy mạnh xây dựng chính quyền và các tổ chức quần chúng bí mật trong vùng địch, tập trung xây dựng các đội du kích, đồng thời phát triển chiến tranh du kích ở các địa phương. Phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua ái quốc, chăm lo phát triển Đảng, đào tạo cán bộ cho vùng hậu địch, là người dân tộc. Tại hội nghị đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 9 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Vũ Tuân được hội nghị bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Đối với công tác vùng hậu địch, Tỉnh ủy Yên Bái chủ trương củng cố và gây dựng cơ sở vùng hậu địch, phát động chiến tranh nhân dân tập trung, chuẩn bị mọi mặt phát động chiến tranh vũ trang với quy mô rộng lớn hơn. Đại hội đã chỉ rõ “Cơ sở quần chúng của ta từ ngày phải đối phó với địch công tác chiến tranh xây dựng bằng nhiều hình thức từ võ trang tuyên truyền cho đến việc tổ chức, đấu tranh vì hòa bình tiến lên đấu tranh võ trang. Điểm lại cơ sở của ta trong vùng hậu địch nhân dân ta phần lớn đều có tinh thần quyết tâm đấu tranh. Có nhiều nơi cán bộ của ta mới đi qua chưa có hoàn cảnh để tổ chức mà quần chúng đã biết tự động đấu tranh. Do ảnh hưởng của hoạt động cán bộ của ta nhưng cũng vì phần lớn là do bị địch khủng bố quá dã man làm cho nhân dân ta oán hờn căm ghét...” (Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ nhất 1/1949) Đại hội đã chỉ rõ những khuyết điểm công tác gây cơ sở vùng hậu địch đó là: - Thứ nhất, đối với vùng tự do việc liên lạc chỉ huy không sát, cấp ủy ở ngoài gần như khoán trắng cho cán bộ ở bên trong tự xoay sở. - Thứ hai, cán bộ còn kém kinh nghiệm công tác bí mật nhiều khi thất bại một cách đau đớn công tác mật giao. - Thứ ba, không tích cực và kịp thời nắm thời cơ trong việc lấy vùng quan hệ hoạt động từ lúc đầu ở các vùng Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Văn Bàn. - Thứ tư, tinh thần quần chúng lên cao mà thiếu cán bộ nằm vùng. - Thứ năm, công tác một chiều, chỉ chú trọng kháng chiến hoạt động quân sự hơn là gây cơ sở phát triển Đảng. - Thứ sáu, cán bộ kém tích cực, ở rừng núi lâu lâu lại phải đối phó với địch gây khó khăn nên chán nản, muốn ra tỉnh hoặc về dưới xuôi. - Thứ bẩy, cán bộ quan niệm sai lầm gây cơ sở chỉ cốt lấy chỗ đi lại, ăn uống tiếp tế cho bộ đội nên có nơi phong trào rất tốt mà không phát triển được đảng viên. - Thứ tám, còn ít cán bộ hiểu biết tiếng địa phương, đây là một trở ngại rất lớn trong công tác. Về công tác chính quyền của ta trong vùng địch chủ trương của ta là: - Thứ nhất, phải biến địa phương của địch thành địa phương của ta. - Thứ hai, mở rộng khu tự do, nối liền các khu tự do thành một khu tự do rộng lớn. Để thực hiện những nhiệm vụ ấy, phương châm của ta phải thống nhất chỉ huy giữa quân đảng, phát động chiến tranh nhân dân rộng rãi, tiêu diệt sinh lực địch. Vấn đề mặt trận dân tộc thống nhất và dân vận Tỉnh ủy Yên Bái chủ trương xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc “đại đa số đồng bào miền núi các dân tộc đều có ý thức đoàn kết kháng chiến và tín nhiệm Hồ Chủ Tịch. Về đoàn kết tôn giáo không có việc gì xảy ra giữa Lương và Giáo dân ...’’. Đại hội đã chỉ rõ mặt thiếu sót trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất đó là: - Vẫn còn ở một vài nơi đồng bào và các con chiên lạc hậu hoặc ít cán bộ qua lại. - Một số thổ hào chưa hiểu gì, chưa chịu tham gia vào các công việc xã hội hay chính trị. - Một vài nơi trong vùng hậu địch một số thổ hào còn lừng chừng do dự, còn một số chạy theo Pháp và chưa tin tưởng ta. Về tình hình phát triển kinh tế, Đại hội đã nhận định “tình hình nông nghiệp trong tỉnh đã khá hơn, việc vận động cấy lúa được thực hiện khá, kết quả tốt đẹp, hơn một nghìn mẫu chiêm làm thêm thu hoạch đã tăng gấp bội, việc trồng mầu đã đạt những kết quả (riêng ở huyện Lục Yên số hạt giống bông trồng đã được tăng lên 10 ha). Chương trình Việt Bắc mới được thực hiện ít nhiều, để hiểu rõ tình hình nông thôn chúng ta cần phải xúc tiến việc điều tra nông thôn và tình hình ruộng đất trong toàn tỉnh. Chương trình Việt Bắc cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và đoàn thể quần chúng có thể thu nhận được kết quả’.’ Tình hình tài chính thuế khoán “Năm 1948 ở những vùng địch tạm chiếm sang năm nay việc thu thuế điền đã xong ở huyện Lục Yên và đang tiếp tục thực hiện ở các huyện khác. Việc góp quỹ tham gia kháng chiến hiện các xã mới lập danh sách một vài nơi đã bắt đầu thu. Nói chung dân chúng có ý thức trong việc góp quỹ, nhiều phụ nữ đòi đóng góp như nam giới, giấy bạc đông dương hoàn toàn mất tín nhiệm trong vùng tự do, tiền Việt Nam giữ một giá trị tuyệt đối trong buôn bán. Ở vùng địch kiểm soát một vài nơi đã có cơ sở của ta, trong vùng hậu địch tiền Việt Nam cũng đã được lưu hành tuy nhiên tiền giấy bạc rách, nát, giấy xanh vẫn còn phổ biến ở những vùng nông thôn”. Văn hoá xã hội - giáo dục: Phong trào bình dân học vụ đạt được những thành tích tốt đẹp, đồng bào đã thoát nạn mù chữ nhiều thôn đã thanh toán nạn mù chữ, các lớp học mở ngày càng nhiều. Phong trào học tập của tỉnh lên cao. Hội nghị Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ hai đã làm tròn nhiệm vụ của một Đại hội, vì vậy được xác định là Đại hội lần thứ I của Đảng bộ tỉnh Yên Bái. Sự kiện này đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng bộ tỉnh trong quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương. Những chủ trương và biện pháp đúng đắn của Đại hội có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ cuộc kháng chiến của quân dân Yên Bái tiếp tục dành những thắng lợi to lớn. Địa điểm Gò Cọ - làng Chiềng chính là một di tích ghi dấu ấn lịch sử cách mạng của địa phương gắn với diễn biến sự kiện Đại hội lần thứ I Đảng bộ tỉnh Yên Bái. Đó là: 1. Địa điểm Gò Cọ - làng Chiềng Địa điểm nhà ông Bủ Tạ, là hội trường chính. Nơi tổ chức phiên họp đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ nhất 10/01/1949. Căn cứ vào những lời kể của các nhân chứng, các cụ cao tuổi am tường về sự kiện này cho hay nhà cụ Bủ Tạ là một ngôi nhà sàn 3 gian 2 chái, gồm 1 cửa chính và một cửa phụ, 4 cửa sổ. Ngôi nhà được kết cấu 5 hàng chân, 6 cột cái, 10 cột hiên và 10 cột phụ. Các cột đều được làm bằng gỗ vàng tâm, bào trơn. Kết cấu kiến trúc gồm 3 vì kèo chính, mỗi vì gồm 2 cột cái và 2 cột biên, được liên kết với nhau bởi quá giang. Sàn và vách nhà làm bằng vầu, tre, nứa, mái lợp cọ. Bố cục trên mặt bằng cụ thể như sau: - Gian chái đầu hồi phía cầu thang là nơi tiếp khách - Gian giữa là của gia chủ, có một bếp nhỏ để đun nấu. - Gian trong cùng là buồng cho phụ nữ, và cũng là nơi để lương thực, thực phẩm. Hiện nay ngôi nhà này đã bị tháo dỡ, chỉ còn dấu tích phần nền nhà có kích thước 20 x 20 m, cao nền 0,35 cm. 2. Địa điểm Đình Cường Thịnh. Địa điểm đình làng Cường Thịnh trong quãng thời gian từ năm 1945 đến năm 1949, tại đây đã gắn với nhiều sự kiện trọng đại của địa phương nói riêng, của tỉnh Yên Bái nói chung. Hiện nay, ngôi đình đã được tu sửa lại khá khang trang gồm 5 gian, được kết cấu theo lối chữ Nhất, gồm 4 gian Đại Bái và 1 gian Hậu Cung. Sân và nền được nát gạch bát tràng (gạch mộc). Địa điểm Gò Cọ - làng Chiềng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái cấp bằng chứng nhận Di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 863/QĐ-UBND ngày 21/6/2007.
Để xây dựng Bộ đội biên phòng vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia;
Để tăng cường quản lý Nhà nước về Bộ đội biên phòng;
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ Luật Nghĩa vụ và Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
Căn cứ vào Nghị quyết Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 về chương trình xây dựng pháp luật;
Pháp lệnh này quy định về Bộ đội biên phòng,
Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, là nghĩa vụ của toàn dân.
Bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới.
Bộ đội Biên phong đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trực tiếp là đảng uỷ quân sự Trung ương, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự quản lý, chỉ huy của Bộ Quốc phòng.
Nhà nước xây dựng Bộ đội biên phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Bộ đội biên phòng hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và theo các điều ước Quốc tế có liên quan đến chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu mà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam ký kết tham gia.
Cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và góp phần xây dựng Bộ đội biên phòng vững mạnh.
CHƯƠNG II NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới Quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ biên giới, vượt biên, vượt biển, nhập cư, cư trú trái phép, khai thác trộm tài nguyên và những hành vi khác xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự, gây hại đến môi trường ở khu vực biên giới; chủ trì phối hợp các ngành, địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các điều ước quốc tế có liên quan đến chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên khu vực biên giới đất liền, các hải đảo, vùng biển mà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; kiểm soát việc xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới và qua các đường qua lại biên giới
Ở tất cả các cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, dường hàng không) đều có lực lượng của Bộ nội vụ, lực lượng của Bộ quốc phòng (Bộ đội biên phòng) để làm nhiệm vụ theo chức năng của mỗi lực lượng.
Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Pháp lệnh này được công bố, Chính phủ căn cứ vào các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật ban hành văn bản quy định cụ thể sự phân công trách nhiệm và phối hợp hiệp đồng giữa lực lượng Bộ đội biên phòng thuộc Bộ quốc phòng và lực lượng quản lý xuất, nhập cảnh thuộc Bộ nội vụ trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất, nhập cảnh ở các cửa khẩu quốc tế.
Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ đấu tranh chống âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, các bọn phản cách mạng, gián điệp, thổ phỉ, hải phỉ, biệt kích, các tội phạm khác xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới trên đất liền, các hải đảo, vùng biển.
Bộ đội biên phòng phối hợp với các đơn vị khác của các lục lượng vũ trang nhân dân và dựa vào nhân dân xây dượng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới vững mạnh; sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống gây xung đột vũ trang và chiến tranh xâm lược.
Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ trực tiếp và phối hợp với các đơn vị khác của lực lượng vũ trang nhân dân, các ngành chức năng của Nhà nước đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại, ma tuý, văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới trên đất liền, các hải đảo, vùng biển theo quy định của pháp luật.
Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh trong thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân ở khu vựck biên giới.
Bộ đội biên phòng được bố trí lực lượng và cơ động trong khu vực biên giới trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu; được trang bị và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ an ninh, các loại phương tiện, vũ khí, khí tài, kỹ thuật quân sự, công cụ hỗ trợ và xây dựng các công trình bảo vệ biên giới quốc gia theo yêu cầu nhiệm vụ.
Bộ đội biên phòng tiến hành hoạt động điều tra tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Trong trường hợp chiến đấu truy, truy lùng, đuổi bắt người phạm tội quả tang, người đang có lệnh truy nã, ngăn chặn hành vi phạm tội, cấp cứu người bị nạn, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng được sử dụng các loại phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông, kể cả người điều khiển phương tiện của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân; trừ phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật Việt nam. Khi thực hiện nhiệm vụ, nếu người điều khiển phương tiện được huy động bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ thì bản thân gia đình được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước, nếu phương tiện bị hư hỏng hoặc bị mất thì cơ quan, đơn vị sử dụng phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Để đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn tính mạng của nhân dân, ngăn chặn dịch bệnh lan truyền, theo quyền hạn do Chính phủ quy định, người chỉ huy Bộ đội biên phòng được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động cũng như việc qua lại biên giới ở những khu vực nhất định, trừ trường hợp luật có quy định khác và phải báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định đó.
Trong khi thi hành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, Bộ đội biên phòng có quyền:
1- Trực tiếp truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật từ biên giới vào nội địa; phối hợp với các lượng truy tìm, bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật trốn chạy sâu vào nội địa;
2- Truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam ra ngoài phạm vi lãnh hải Việt Nam theo pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Bộ đội biên phòng được quan hệ, phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương nước tiếp giáp theo quy định của Chính phủ để thi hành các điều ước Quốc tế về biên giới, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị; đấu tranh ngăn chặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa các nước có chung biên giới và xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hào Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài trường hợp trực tiếp chiến đấu bảo vệ biên giới, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng khi đang thi hành nhiệm vụ được nổ súng trong các trường hợp sau:
1- Để bắt giữ người có hành vi phạm tội mà chạy chốn;
2- Để bắt giữ người có hành vi phạm tội đang bị dẫn giải, bị giữ, bị giam mà chạy trốn;
3- Để bảo vệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng và công dân bị người khác dùng vũ khí và các hung khí khác uy hiếp trực tiếp đến tính mạng.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng chỉ được nổ súng trực tiếp vào đối tượng sau khi đã bắn cảnh cáo hoặc đã sử dụng các công cụ hỗ trợ nhằm ngăn chặn nhưng không có kết quả, trong trường hợp có người bị thương thì phải tổ chức cấp cứu, nếu có người chết thì phải cùng với chính quyền địa phương lập biên bản.
CHƯƠNG III TỔ CHỨC CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Tổ chức của Bộ đội biên phòng do Chính phủ quy định.
Biên chế, trang bị, tổ chức, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị Bộ đội biên phòng do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định.
Bộ đội biên phòng gồm có sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức Quốc phòng.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ, phong, thăng, giáng và tước cấp bậc, quân hàm Bộ đội biên phòng được thực hiện như sau:
1- Đối với sĩ quan thực hiện theo Luật về sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam;
2- Đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện theo Luật nghĩa vụ quân sự;
3- Đối với công nhân, viên chức quốc phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chế độ phục vụ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng trong Bộ đội biên phòng thực hiện theo các văn bản pháp luật quy định đối với Quân đội Nhân dân Việt nam và các văn bản pháp luật liên quan.
Quân kỳ quyết thắng, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, băng, biển công tác; trang phục, giấy chứng minh của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng trong Bộ đội biên phòng do Chính phủ quy định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
CHƯƠNG IV QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Nội dung quản lý Nhà nước đối với Bộ đội biên phòng gồm:
1- Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về công tác biên phòng và Bộ đội biên phòng;
2- Quy định hệ thống tổ chức, chỉ đạo, chỉ huy Bộ đội biên phòng;
3- Quy định và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Bộ đội biên phòng;
4- Quyết định ngân sách hoạt động công tác hoạt động biên phòng và xây dựng Bộ đội biên phòng;
5- Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về Bộ đội biên phòng;
6- Sơ kết, tổng kết công tác biên phòng và xây dựng nền biên phòng toàn dân.
1- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về Bộ đội biên phòng.
2- Bộ quốc phòng giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về xây dựng và hoạt động của Bộ đội biên phòng; chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc xây dựng và hoạt động của Bộ đội biên phòng.
1- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ quốc phòng thực hiện quản lý Nhà nước về xây dựng, bảo vệ biên giới quốc gia và xây dựng Bộ đội biên phòng, kết hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế nhằm xây dựng khu vực biên giới vững mạnh.
2- Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa Bộ quốc phòng và Bộ nội vụ về việc thống nhất chỉ đạo, hướng dẫn Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn dược Chính phủ phân cấp, có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng và hoạt động của Bộ đội biên phòng, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới, các ngành, các cơ quan cấp mình thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động của Bộ đội biên phòng và góp phần xây dựng Bộ đội biên phòng.
Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội có trách nhiệm giáo dục, động viên hội viên, đoàn viên và toàn dân tham gia cùng Bộ đội biên phòng bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; giám sát việc thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động và xây dựng Bộ đội biên phòng theo quy định của Pháp lệnh này.
CHƯƠNG V CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Chế dộ, chính sách dối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức Quốc phòng trong Bộ đội biên phòng thực hiện theo các văn bản pháp luật quy định đối với Quân đội Nhân dân Việt nam và các văn bản pháp luật liên quan
Nhà nước có chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất công tác và địa bàn hoạt động của Bộ đội biên phòng như sau:
1- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần đối với cán bộ, chiến sĩ phục vụ ở các đồn, trạm biên phòng và đơn vị cơ động;
2- Phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, hải đảo;
3- Phụ cấp cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo;
4- Chế độ, chính sách thương binh, bệnh binh, liệt sĩ đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng trực tiếp bảo vệ biên giới, hải đảo ở những nơi đăc biệt khó khăn;
5- Chế độ, chính sách khen thưởng đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng hoạt động bảo vệ biên giới, hải đảo lâu năm;
6- Tuyển chọn con em dân tộc ít người và người ở nơi khác đến định cư ở khu vực biên giới, hải đảo để đào tạo, phục vụ trong Bộ đội biên phòng;
7- Chế độ, chính sách đối với gia đình cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng đến định cư ở khu vực biên giới, hải đảo và chính sách hậu phương đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng;
Chính phủ quy định chi tiết chế độ, chính sách đối với Bộ đội biên phòng.
CHƯƠNG VI KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức Quốc phòng trong Bộ đội biên phòng có thành tích trong công tác, chiến đấu được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước và của Quân đội Nhân dân Việt nam.
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng trong Bộ đội biên phòng vi phạm kỷ luật thì bị sử lý theo điều lệnh kỷ luật của Quân đội, nếu vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người có thành tích trong việc bảo vệ biên giới, giúp đỡ Bộ đội biên phòng dược khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Người có hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo vệ biên giới, gây cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
CHƯƠNG VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày công bố.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.