Xếp Hạng Cầu Lông Thế Giới 2020

Xếp Hạng Cầu Lông Thế Giới 2020

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Danh sách quốc gia có nhiều lượt khách du lịch quốc tế nhất

Năm 2019, có tổng cộng 1,458 tỉ lượt khách du lịch quốc tế, tăng 3,5% so với năm 2018.[1] Dưới đây là 10 điểm đến thu hút khách quốc tế nhất trong năm 2019:

Năm 2019, có hơn 360,1 triệu lượt khách quốc tế thăm các nước châu Á, tăng 3.6% so với năm 2018.[2] Dưới đây là 10 địa điểm được ghé thăm nhiều nhất:

Năm 2019, có khoảng 744,3 triệu lượt khách thăm châu Âu, tăng 3,9% so với 2017.[2]

Năm 2018, có 215,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế tới châu Mỹ, tăng 2,3% so với năm 2017.[2]

Dưới đây là 10 nước thu lợi nhiều nhất từ lượt khách du lịch quốc tế:

Danh sách quốc gia có công dân chi tiêu nhiều cho du lịch nhất

Dưới đây là danh sách 10 quốc gia mà người dân chi tiêu cho du lịch nhiều nhất thế giới.

Các trường Đại học Y khoa hàng đầu ở Mỹ và Canada

Trong số các trường y khoa tốt nhất thế giới, có 111 trường được tìm thấy ở Mỹ, trong đó có 5 trường lọt vào danh sách “top 10” trường hàng đầu trên toàn thế giới. Đại học Harvard cung cấp chương trình y khoa tốt nhất thế giới năm thứ 5 liên tiếp, đạt điểm tuyệt đối về danh tiếng của nhà tuyển dụng. Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vẫn là nhà nghiên cứu y tế hàng đầu trên toàn cầu, mặc dù đã rớt khỏi top 10 năm nay.

Canada có 18 trường Y khoa trong bảng xếp hạng năm nay, trường đại học đạt điểm cao nhất là Đại học Toronto đứng vị trí thứ 13 và giành được điểm số cao nhất trong chỉ số H-Index. Nằm trong top 50 thế giới, Canada còn có Đại học McGill (thứ 21), Đại học British Columbia (thứ 28) và Đại học McMaster (thứ 45).

Các trường Đại học Y khoa hàng đầu ở Châu Âu

Châu Âu có 233 trường Đại học Y khoa hàng đầu. Trong số này, Anh có 45 trường Y khoa hàng đầu của Châu Âu, trong đó, có 4 trường nằm trong “top 10” trường hàng đầu trên phạm vi toàn cầu. Ngoài các trường thuộc “top 10”, Anh còn có nhiều trường Y khoa khác hoạt động rất tốt, bao gồm Đại học Edinburgh (thứ 19), Đại học King's College London (KCL, thứ 20), Trường Y học Nhiệt đới London và Đại học Manchester (thứ 34 ).

Pháp có thành tích tốt trong năm nay, với 18 trường đại học góp mặt, trong đó có hai trường nằm trong top 100 thế giới; Đại học Sorbonne và Đại học Paris, cả hai đều xếp hạng trong nhóm 51-100 và cả hai đều đạt điểm cao trong các trích dẫn nghiên cứu. Ý cũng khá nổi bật, với 29 trường đại học có trong bảng xếp hạng năm nay, trong đó có 3 trường trong top 100.

Đức có 33 trường đại học Y khoa trong bảng xếp hạng năm nay, 3 trường trong số này nằm trong top 50 toàn cầu, bao gồm Ruprecht-Karls-Universität Heidelberg (tăng 9 bậc lên vị trí thứ 31), Charité - Universitätsmedizin Berlin (tụt 8 bậc xuống vị trí thứ 41 năm) và Ludwig-Maximilians-Universität München (hạng 42). Tây Ban Nha có 15 trường đại học tiêu biểu, với Universitat de Barcelona (UB) nằm trong top 100 và một ứng viên mới, Universidad de Oviedo, đứng ở vị trí thứ 501-550.

Hà Lan có 7 trường Y khoa trong bảng xếp hạng năm nay; 2 trong số đó nằm trong top 50: Đại học Amsterdam (tăng 5 bậc lên thứ hạng 30) và Đại học Erasmus Rotterdam (hạng 37). Đan Mạch có 5 trường đại học Y khoa trong bảng xếp hạng, với Đại học Copenhagen ở vị trí thứ 38 và đạt điểm cao trong H-Index.

Thụy Điển có 8 trường trong bảng xếp hạng năm nay, trong đó Viện Karolinska, trường đại học Y khoa duy nhất bên ngoài Vương quốc Anh và Hoa Kỳ nằm trong top 10 trên toàn thế giới trong bảng xếp hạng các trường Y khoa, ở vị trí thứ năm và đạt điểm đặc biệt tốt trong chỉ số danh tiếng học thuật.

Các trường Đại học Y khoa hàng đầu ở Úc và New Zealand

Úc có 22 trường đại học, 5 trong số đó nằm trong top 50; bao gồm Đại học Melbourne (hạng 16), Đại học Sydney (hạng 18), Đại học Monash (hạng 31), Đại học New South Wales (UNSW, tăng 5 bậc lên hạng 46) và Đại học Queensland (UQ, hạng 48 ).

New Zealand có hai trường đại học nằm trong bảng xếp hạng năm nay, với Đại học Auckland leo từ vị trí 101-150 lên vị trí thứ 51-100.

Các trường Đại học Y khoa hàng đầu ở Châu Á

Châu Á có 124 trường Y khoa tốt nhất được xếp hạng. Nhật Bản có nhiều trường đại học Y khoa nhất ở châu Á với 34 trường, trong đó có 2 trường nằm trong top 50 thế giới - Đại học Tokyo (thứ 28) và Đại học Kyoto (thứ 47). Trung Quốc cũng hoạt động khá tốt với 23 trường Y khoa nổi bật, trong đó Đại học Bắc Kinh ở vị trí thứ 50.

Hàn Quốc có 20 trường đại học nằm trong bảng xếp hạng năm nay, với Đại học Quốc gia Seoul (SNU) ở vị trí thứ 33. Ấn Độ cũng là nơi có 10 trường đại học trong bảng xếp hạng năm nay, với 6 trường lần đầu được xếp hạng trong năm nay. Malaysia có 8 trường Y khoa hàng đầu, trong đó 3 trường đại học mới vào bảng xếp hạng trong năm 2020.

Cũng có thành tích tốt trong bảng xếp hạng năm nay là Đài Loan- TQ, với 10 trường đại học góp mặt và Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU) đứng trong top 100. Hồng Kông cũng có một số lượng lớn các trường Y khoa, bao gồm Đại học Hồng Kông (HKU, leo lên 5 bậc để đồng hạng 34) và Đại học Trung Quốc Hồng Kông (CUHK, tăng 2 bậc lên thứ 43).

Các trường Đại học Y khoa hàng đầu ở Mỹ Latinh

Có 46 trường Đại học Y khoa ở Châu Mỹ Latinh góp mặt trong bảng xếp hạng. Brazil đứng đầu trong số này; với 20 trường Đại học Y khoa trong bảng xếp hạng năm nay, bao gồm Universidade de São Paulo (USP) trong top 100 và 5 trường mới tham gia năm nay.

Chile có 8 trường đại học trong bảng xếp hạng năm nay, trong đó có 5 trường mới tham gia, trường Đại học xếp hạng hàng đầu, Pontificia Universidad Católica de Chile, ở vị trí 101-150. Colombia có 7 trường Y khoa nổi bật trong năm nay, Universidad Industrial de Santander đứng ở vị trí thứ 551-600.

Trong số 4 trường của Argentina năm nay, có hai trường, Universidad Austral đứng thứ 451-500 và Universidad Nacional de Córdoba đứng thứ 501-550. Mexico cũng có 4 trường trong bảng xếp hạng năm nay, bao gồm Universidad Nacional Autónoma de México (UNAM) trong top 200 trên toàn thế giới.

Các trường Đại học Y khoa hàng đầu ở Trung Đông và Châu Phi

Trung Đông là nơi có 24 trường Y khoa tốt nhất thế giới, phần lớn là ở Israel và Ả Rập Saudi, mỗi quốc gia có 5 trường. Trong số này, Đại học Hebrew ở Jerusalem ở Israel và Đại học King Abdul Aziz (KAU) ở Ả Rập Xê Út được xếp hạng cao nhất, cả hai đều nằm trong top 200 thế giới.

Lebanon có 3 trường, Đại học Beirut của Mỹ (AUB) đứng đầu ở vị trí thứ 151-200 và Jordan có hai mục. Iraq, Oman, Qatar, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đều có một trường được xếp hạng.

Châu Phi có thành tích tốt trong bảng xếp hạng năm nay, chiếm 20 trong số các trường đại học hàng đầu thế giới. Nam Phi có 8, bao gồm Đại học Cape Town ở vị trí thứ 51-100. Ai Cập có 6 trong số các trường y khoa tốt nhất, bao gồm cả Đại học Cairo, tăng từ vị trí thứ 201-250 lên thứ 151-200 trong năm nay.

(Tài liệu tham khảo: “Top Medical Schools in 2020”- https://www.topuniversities.com/)