Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/7: giá lúa ổn định, giá gạo tăng 50-100 đồng với gạo nguyên liệu và giảm 100-150 đồng với gạo thành phẩm.
Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/7: giá lúa ổn định, giá gạo tăng 50-100 đồng với gạo nguyên liệu và giảm 100-150 đồng với gạo thành phẩm.
Cụ thể, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa IR 504 dao động quanh mức 7.400-7.600 đồng/kg; lúa OM 5451 duy trì ổn định ở mức 7.600-7.800 đồng/kg; lúa OM 380 dao động quanh mốc 7.500-7.600 đồng/kg; lúa Nếp Long An (khô) giá ổn định 9.600-9.800 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 giá ở mức 8.000-8.200 đồng/kg; Nàng Hoa 9 ở mức 7.600-7.700 đồng/kg; lúa Nhật giá 7.800-8.000 đồng/kg; lúa OM 18 quanh mốc 7.800-8.000 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo hôm nay tiếp tục xu hướng đi ngang. Theo đó, giá gạo nguyên liệu IR 504 ổn định quanh mốc 11.700-11.800 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 ở mức 14.000-14.100 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm hôm nay giữ đà đi ngang. Cụ thể, giá tấm OM 5451 duy trì ổn định ở mức 10.400-10.500 đồng/kg; cám khô dao động quanh mức 5.900-6.000 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo cũng không có biến động. Hiện giá gạo thường dao động quanh mốc 15.000-16.000 đồng/kg; gạo Jasmine 17.500-19.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen 26.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 19.000-20.000 đồng/kg; gạo Hương lài 20.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg. Gạo trắng thông dụng 18.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 19.500 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.000-19.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 18.500 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu hôm nay tiếp tục điều chỉnh tăng. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm hiện ở mức 585 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn; gạo 25% tấm tăng 1 USD/tấn lên mức 555 USD/tấn. Riêng gạo 100% tấm duy trì ổn định ở mức 470 USD/tấn.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Giá lúa gạo hôm nay (5-5) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục xu hướng đi ngang. Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo bật tăng trở lại.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng La Nina gây mưa được kỳ vọng tiếp diễn tới tháng 3/2021, sau đó có xu hướng giảm dần và chuyển dần sang trạng thái trung tính vào mùa hè năm 2021. Như vậy, tình trạng xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu long trong mùa khô năm 2021 được dự báo sẽ ít nghiêm trọng hơn so với năm 2019 và năm 2020, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa gạo tại khu vực.
Đối với khu vực phía Bắc, rét đậm rét hại được dự báo kéo dài tới tháng 2 năm 2021 có thể sẽ tác động tới các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Theo dự báo của hãng dịch vụ tài chính Fitch Solutions, sản lượng gạo sản xuất trong năm 2021 có thể đạt hơn 27,4 triệu tấn, tương ứng với mức tăng trưởng 1,1% so với năm 2020. Xuất khẩu gạo năm 2021 của Việt Nam được kỳ vọng tăng nhẹ, tăng 1,6% so với năm 2020.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), với diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực được kỳ vọng vẫn ở mức cao.
Dự báo trong năm 2021, sản lượng gạo nhập khẩu toàn cầu ước đạt 44,79 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020; trong đó, các quốc gia được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng nhập khẩu gạo là Philippines tăng 13%, Bờ Biển Ngà tăng 9,1%, Ghana tăng 5,6% và EU tăng 2,1%. Đây là những thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam. Riêng thị trường Trung Quốc và Malaysia, nhờ sản lượng gạo sản xuất nội địa phục hồi, nhập khẩu được dự báo giảm hơn 4% trong năm 2021.
Trong khi đó, Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục duy trì vị thế là nhà xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới. Do điều kiện thời tiết thuận lợi, sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng nhẹ ở mức 1,6% so với năm 2020. Tuy nhiên ngành lúa gạo Việt Nam vẫn gặp phải thách thức lớn từ các đối thủ cạnh tranh chính như Thái Lan với mức dự báo tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu gạo của nước này năm 2021 đạt lần lượt 5,35% và 27,3% so với năm 2020.
Ngành lúa gạo được cho là sẽ nâng cao giá trị xuất khẩu do giá gạo thế giới dự báo bình ổn ở mức cao. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), giá gạo thế giới sẽ bình ổn và khó tăng mạnh trong giai đoạn 2021- 2024 do nguồn cung gạo tại các quốc gia sản xuất lúa gạo chính tại khu vực châu Á tăng trưởng nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi hơn trong năm 2021.
Tuy nhiên, giá gạo được kỳ vọng tiếp tục giữ ở mức giá cao, khoảng 490 - 500 USD/tấn đối với gạo 5% tấm, cao hơn 22,7% so với mức giá thấp trong giai đoạn 2015 - 2019.
Công ty cổ phần Chứng khoán FPT - FPTS cho rằng ngành lúa gạo Việt Nam sẽ tiếp tục ổn định trong năm 2021, kỳ vọng doanh thu toàn ngành tăng trưởng ở mức 1,6% so với năm 2020.
FPTS cho rằng, giá gạo thế giới tiếp tục ở mức cao, tăng trưởng xuất khẩu ở cả thị trường truyền thống và các thị trường mới, đặc biệt là cơ hội xuất khẩu gạo cao cấp đem lại giá trị gia tăng cao từ các hiệp định thương mại.
Bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống tại khu vực châu Á và châu Phi, ngành gạo Việt Nam đang dần mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đặc sản như gạo thơm, gạo nếp, gạo lứt, gạo hữu cơ… với giá bán gạo cao hơn từ 20 - 50% so với gạo trắng, kỳ vọng đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và nông dân trồng lúa.
Một số hiệp định thương mại với tiềm năng nâng cao giá trị xuất khẩu ngành lúa gạo Việt Nam. Theo đó, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ ngày 14/01/2019 tại Việt Nam, tạo cơ hội xuất khẩu gạo tới các quốc gia trong khối. FPTS đánh giá, ngành gạo Việt Nam có cơ hội tại thị trường Australia và Singapore.
Theo đó, Australia xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Thực tế, trong 11 tháng năm 2020, sản lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Australia đạt mức tăng trưởng 57,01%, tương ứng xấp xỉ 10% thị phần gạo nhập khẩu của nước này; trong đó, gạo thơm chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu, đạt tăng trưởng trên 51% so với cùng kỳ năm 2019.
Một số loại gạo khác có mức tăng trưởng xuất khẩu cao đều là các sản phẩm gạo cao cấp có giá trị gia tăng cao như gạo giống Nhật tăng 32,5%, gạo lứt tăng 190%, gạo nếp tăng 814,1%…
Singapore cũng xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Trong 11 tháng năm 2020, sản lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Singapore đạt hơn 0,1 triệu tấn, tăng trưởng 13,01% so với cùng kỳ năm 2019; gạo thơm chiếm chủ yếu với 57,7%.
Đối với Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/08/2020 cũng mang lại nhiều lợi ích cho ngành gạo Việt Nam. Theo đó, EU sẽ miễn thuế nhập khẩu cho 80.000 tấn gạo từ Việt Nam, xấp xỉ 3,3% sản lượng nhập khẩu hàng năm của EU, bao gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát, 30.000 tấn gạo thơm.
Việc miễn thuế nhập khẩu được kỳ vọng đem lại lợi thế cho gạo Việt Nam tại thị trường EU so với một số quốc gia xuất khẩu khác như Campuchia và Myanmar (chiếm hơn 30% thị phần gạo nhập khẩu của EU trong năm 2019) khi bị áp mức thuế 125 EUR/tấn tới hết năm 2021.
Lũy kế trong 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU đạt khoảng 30,8 triệu USD, tăng trưởng 27,5% so với cùng kỳ năm 2019. Gạo thơm là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường EU, tăng 48,8% so với cùng kỳ và chiếm 58,7% cơ cấu sản lượng xuất khẩu. Kế đến là gạo lứt với 25,4% cơ cấu sản lượng xuất khẩu gạo từ Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hiệp định của WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) và thỏa thuận song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam, Hàn Quốc đã phân bổ hạn ngạch 55.112 tấn cho Việt Nam từ ngày 1/1/2020, thuế nhập khẩu ở mức 5%. Hạn ngạch được phân bổ cho Việt Nam cao hơn mức hạn ngạch 28.494 tấn của Thái Lan, một trong những đối thủ chính của gạo Việt Nam xuất khẩu. Từ năm 2015, gạo nhập khẩu vào Hàn Quốc đều chịu mức thuế 513%.
Nhờ đó, trong 10 tháng 2020, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt hơn 47.000 tấn, gấp khoảng 62 lần so với cùng kỳ năm 2019, gồm các loại gạo có giá trị gia tăng cao như gạo lứt, gạo hữu cơ…
Tuy nhiên, các thị trường trên đều là những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng nông sản, rào cản kỹ thuật, khả năng truy xuất nguồn gốc, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam phải liên tục nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới.
Thực tế, ngành lúa gạo có nhiều tiềm năng tăng trưởng và cổ phiếu ngành này cũng có cơ hội bứt phá. Tuy nhiên, cơ hội không chia đều cho tất cả các mã cổ phiếu trong ngành.
Trên thị trường chứng khoán, một số mã cổ phiếu ngành gạo có mức tăng rất mạnh trong năm 2020. Cụ thể, cổ phiếu LTG của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời tăng tới gần 34%, AGM của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang tăng 26,6%, BLT của Công ty cổ phần Lương thực Bình Định tăng gần 99%. Nếu so với mức tăng của gần 14,2% của chỉ số VN - Index trong năm 2020, rõ ràng những mã cổ phiếu ngành gạo này đã có mức tăng trưởng rất mạnh trong năm vừa qua.
Dù vậy, vẫn có những cổ phiếu ngành gạo có mức giảm mạnh. Đơn cử, cổ phiếu TAR của Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An. Cổ phiếu TAR đã giảm 16,4% trong năm 2020. Từ đầu năm 2021 đến nay, cổ phiếu này giảm 19,5% xuống 19.400 (chốt phiên 29/1). TAR hoạt động trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh và xuất khẩu gạo thương hiệu, có khả năng sản xuất hơn 360.000 tấn gạo/năm.
Hay như NSC của Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam cũng giảm gần 10% trong năm 2020. Đây là doanh nghiệp nội địa có thị phần số 1 Việt Nam trong mảng kinh doanh giống cây trồng chiếm khoảng 20% thị phần, dẫn đầu về nghiên cứu và phát triển giống, có khả năng sản xuất hơn 140.000 tấn hạt giống và 100.000 tấn gạo/năm.
Diễn biến chung của cổ phiếu ngành lúa gạo từ đầu năm 2021 đến nay cũng không mấy tích cực, trong bối cảnh thị trường chung rơi vào điều chỉnh.