Khi nhu cầu xã hội đòi hỏi cao với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, những kỹ năng vận dụng trí óc và sự linh hoạt cao là cần thiết để xây dựng nền kinh tế về tri thức ngày một đi lên.
Khi nhu cầu xã hội đòi hỏi cao với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, những kỹ năng vận dụng trí óc và sự linh hoạt cao là cần thiết để xây dựng nền kinh tế về tri thức ngày một đi lên.
Trong cuộc sống hiện đại này tư duy phản biện là cực kỳ quan trọng, khi nhu cầu đòi hỏi của thị trường càng cao thì việc nâng cao trình độ bản thân ở các lĩnh vực là thực sự cần thiết. Chỉ có bản thân bạn mới biết mình nên làm gì và chính bản thân các bạn mới quyết định tương lai của các bạn như thế nào.
Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu và khám phá rõ hơn về vai trò cũng như tầm quan trọng của tư duy phản biện với nội dung sau đây:
Để có thể tìm hiểu về một vấn đề tốt cũng như tham gia các cuộc hội thảo, cuộc họp về chuyên môn thì kiến thức phải đặt lên lên hàng.
Phải nắm chắc chắn kiến thức về lĩnh vực mình đang theo hay môn học mà bản thân cần thảo luận thì các bạn mới đưa ra được những quan điểm, ý kiến chính xác, thuyết phục được mọi người.
Chỉ khi có kiến thức tốt thì các bạn mới đưa ra các lập luận và phê bình một cách đầy đủ được, hiểu được người đối diện nói về vấn đề gì, nội dung chính xác không thì kiến thức thực tế phải am hiểu rộng.
Hãy tưởng tượng, trong một cuộc thảo luận mặc dù muốn phản biện ý kiến nhưng kiến thức bản thân lại không nắm chắc chắn thì sẽ gặp khó khăn trong việc không biết kiến thức mình nói đúng không, có nên nói ra không và việc thể hiện khả năng bản thân là không có.
Phải không ngừng trau dồi bản thân, ham học hỏi, làm giàu kiến thức trong mọi tình huống, biết lắng nghe, tiếp nhận mọi ý kiến tốt cho bản thân để bản thân phát triển vượt trội trong suy nghĩ, trong cách nhìn nhận vấn đề để có kỹ năng tư duy phản biện tốt nhất.
Khi đối diện với một vấn đề nào đó, chắc chắn mỗi người sẽ có những ý kiến chủ quan riêng mà không xét tới đúng sai. Vậy vì sao ý kiến đó lại được hình thành?
Sở dĩ những ý kiến chủ quan của mỗi người theo giả thiết trên đây là do tư duy phản biện tự điều chỉnh mà ra, nghĩa là người đó sẽ tự đấu tranh tư tưởng với những quan điểm cá nhân của chính họ.
Sau đó sẽ tự đánh giá, nhận xét và đưa ra những lập luận mang tính thuyết phục để bảo vệ cho nhận định cá nhân của chính mình. Nhằm mục đích được mọi người xung quanh công nhận.
Cũng tương tự như tư duy phản biện tự điều chỉnh, tư duy phản biện ngoại cảnh cũng xảy ra ở mỗi người, kết quả đánh giá trước 1 vấn đề của nhiều người sẽ không trùng khớp. Trong đó sẽ có những ý kiến đi lệch so với chân lý đã có từ trước, vậy tư duy phản biện ngoại cảnh sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Tư duy phản biện ngoại cảnh sẽ được thực hiện theo trình tự 3 bước sau đây:
- Đầu tiên là nhận thức: Sự nhận thức vấn đề chính là điểm khác biệt của vấn đề mà chúng ta đang bàn tới ở đây. Tư duy phản biện ngoại cảnh sẽ giúp một người có thể nhận thức được tổng thể ý kiến hay quan điểm của nhiều người.
- Tiếp theo là đánh giá vấn đề: Lúc này, bạn cần đưa ra đánh giá một cách khách quan nhất dựa trên những ý kiến phản biện của người khác và chính mình.
- Cuối cùng là phản biện lại vấn đề: Sau khi đã nhận diện được vấn đề, có những đánh giá khách quan về vấn đề đó, một người có tư duy phản biện tốt sẽ thực hiện phản biện lại những ý kiến sai lệch từ người khác, đồng thời cũng đưa ra những thông tin đúng đắn, đúng với chân lý hơn để thuyết phục người nghe.
Thuyết trình luôn là công việc thường xuyên suất hiện trong chương trình học hay trong công việc để thể hiện bản thân mình với mọi người xung quanh, chứng tỏ năng lực thực sự của mình về kiến thức và kỹ năng.
Tư duy phản biện tốt là công cụ giúp các bạn thâu tóm kiến thức ngắn gọn, thuyết phục được mọi người theo ý của mình và có sự phản biện súc tích và chính xác cao .Thuyết trình tốt cũng là cơ hội cho bản thân có nhiều lựa chọn trong công việc sau này.
Khi có khả năng tư duy phản biện thì việc trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng, trình bày quan điểm cá nhân sẽ có kết quả tốt, thuận lợi trong bất kỳ tình huống khó khăn nào.
Một trong những rào cản ngăn chúng ta không phát triển hết khả năng tư duy phản biện chính là áp đặt suy nghĩ chúng ta một cách bó buộc.
Khi quá thụ động trong mọi ý kiến hay bám víu những thành kiến chủ quan của mình, không ham học hỏi hay có học hỏi nhưng không áp dụng tiếp thu ý kiến đó .
Phải giữ một thái độ tích cực và có sự khách quan cao để có tư duy phản biện tốt nhất và luôn có hướng giải quyết mọi vấn đề một cách khéo léo qua ngôn ngữ cũng như các kỹ năng mà bản thân có để hiệu quả đem lại cao
Tư duy phản biện không thể không nói đến việc đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong mọi chuyên môn.
Một người có thói quen luôn đặt câu hỏi và nghi vấn trước những tình huống hay thông tin mà họ tiếp xúc sẽ dần phát triển kỹ năng tư duy, tìm tòi về các vấn đề liên quan để đặt cho chính bản thân mình hay đặt cho người đối diện.
Nhìn vào những câu hỏi đưa ra người ta cũng phần nào đánh giá được chất lượng phản biện của bạn có tốt và hiệu quả hay không. Vậy nên việc đặt câu hỏi là rất cần thiết để cuộc nói chuyện hay trao đổi thông tin không bị nhàm chán, có sự tương tác giữa người nghe người nói, khiến cho buổi thảo luận trở nên hấp dẫn với những người có kiến thức sâu rộng.
Các bạn trẻ chỉ cần chăm chỉ, chịu khó tập thói quen đặt câu hỏi, ngay cả những câu hỏi không hiểu trong việc học tập cho thầy cô giải đáp cũng góp phần nhớ kiến thức tốt hơn, phát triển về tư duy phản biện một cách hiệu quả.
Tư duy phản biện là thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong đời sống, hầu hết ở mọi lĩnh vực bạn đều có thể bắt gặp nó với vai trò góp phần thúc đẩy hiệu quả công việc.
Tư duy phản biện hay còn được gọi là “Critical Thinking”, là cụm từ mang ý nghĩa là khả năng lập luận về một vấn đề nào đó một cách đúng đắn, có cơ sở khoa học.
Đừng lầm tưởng phản biện với tranh cãi bởi vì đây là 2 khái niệm có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Phản biện chúng ta sẽ dùng lập luận, lý lẽ thuyết phục để bảo vệ cho một ý tưởng hay sáng kiến nào đó được tin tưởng. Để có thể phản biện thành công, người thực hiện phải hội tụ và sử dụng tới nhiều kỹ năng khác nhau trong khi tranh cãi chỉ làm cho mọi vấn đề trở nên rối ren hơn.
Vậy đâu là những dấu hiệu của một người có tư duy phản biện?
Đây cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm, vậy đáp án gợi ý dành cho bạn như sau:
- Thường xuyên nêu ra những câu hỏi mang tính thiết thực và phát biểu chúng một cách rõ ràng, chuẩn xác
- Người có thể tập hợp hay đánh giá những thông tin và sử dụng ý niệm mang tính trừu tượng để lý giải vấn đề một cách hiệu quả
- Người có tư duy phản biện tốt thường có tư duy cởi mở trong nhiều hệ thống tư tưởng khác nhau
- Người có tư duy phản biện thường làm tốt công tác truyền thông và có thể đưa ra nhiều cách xử lý cho những vấn đề phức tạp
Hiểu rõ ý nghĩa của tư duy phản biện là gì cùng những biểu hiện của nó thì bạn sẽ có cơ hội tiếp nhận những phương pháp tư duy phản biện hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trước khi đi tìm hiểu về những phương pháp này thì bạn cần biết rõ những loại tư duy phản biện nào thường gặp trong cuộc sống.