Khao khát trở lại chính trường của cựu thủ tướng David Cameron đã góp phần thúc đẩy ông chấp nhận lời đề nghị trở thành Ngoại trưởng Anh.
Khao khát trở lại chính trường của cựu thủ tướng David Cameron đã góp phần thúc đẩy ông chấp nhận lời đề nghị trở thành Ngoại trưởng Anh.
Ngày 18/9, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố 15 bị can trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí"; "Đưa hối lộ"; "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.
Trong vụ án này, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Đưa hối lộ".
Còn bị can Nguyễn Thị Như Phương, Phó Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil bị truy tố tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự.
Bị can Đỗ Thắng Hải, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương; Trần Duy Đông và Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Lộc An là cựu Vụ trưởng và 2 cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cùng bị truy tố về tội "Nhận hối lộ".
Bị can Đỗ Thắng Hải - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương
Theo cáo trạng, năm 2021, khi giấy phép kinh doanh xăng dầu của Công ty Xuyên Việt Oil hết hạn, bị can Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty này có hành vi tác động, đưa hối lộ cho nhóm lãnh đạo, cán bộ Bộ Công Thương để được cấp lại giấy phép.
Tháng 6/2021, giấy phép của Xuyên Việt Oil chuẩn bị hết hạn nhưng không đủ điều kiện để được cấp lại nên Hạnh chỉ đạo Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Công ty Xuyên Việt Oil liên hệ, hối lộ cho cán bộ, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước và Bộ Công Thương để được "tạo điều kiện cấp lại".
Đồng thời, bị can Hạnh thông qua Nguyễn Lộc An (Vụ phó) liên lạc nhờ Đỗ Thắng Hải giúp đỡ và được giới thiệu gặp Hoàng Anh Tuấn, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước.
Tuấn báo cáo lại việc này cho Vụ trưởng Trần Duy Đông và hai người thống nhất tạo điều kiện cho Công ty Xuyên Việt Oil theo chỉ đạo của Thứ trưởng Hải.
Bị can Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương
Ngày 17/6/2021, bà Hạnh đưa 10.000 USD cho Nguyễn Văn Thắng để tặng số tiền này cho Hoàng Anh Tuấn.
Tuy nhiên, khi gặp nhau, Thắng chỉ đưa 5.000 USD, còn lại 5.000 USD được chuyển vào quỹ Xuyên Việt Oil, Chi nhánh Hà Nội.
Một tuần sau, Thắng nộp hồ sơ của Xuyên Việt Oil, nhưng sau đó, Hoàng Anh Tuấn ký thông báo về việc chưa chấp thuận cấp lại giấy phép, vì chưa đáp ứng điều kiện về cầu cảng chuyên dụng, kho tiếp nhận xăng dầu và hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định.
Do vậy, Hạnh liên lạc lại với Tuấn để nhờ giúp đỡ và được tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục.
Công ty Xuyên Việt Oil sau đó mua thêm doanh nghiệp khác để đủ số lượng về đại lý bán lẻ theo điều kiện cấp phép rồi nộp lại hồ sơ. Đồng thời, bị can Hạnh đưa cho Thắng 300.000 USD để đi hối lộ nhằm giúp hồ sơ được thông qua.
Bị can Thắng "cất lại" 50.000 USD, chỉ mang 250.000 USD tới phòng làm việc của Trần Duy Đông, nói "chị Hạnh có quà gửi cho anh".
Sau khi Thắng ra về, hai lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước là Đông và Tuấn chia nhau số tiền này.
Đến tháng 11/2021, Bộ Công Thương có đoàn kiểm tra do Hoàng Anh Tuấn làm trưởng đoàn đi kiểm tra điều kiện cấp phép cho Xuyên Việt Oil.
Trong lần này, bị can Hạnh chỉ đạo hối lộ Tuấn 10.000 USD. Do vậy, Công ty Xuyên Việt Oil đạt tiêu chuẩn rồi được cấp giấy phép kinh doanh đến năm 2026.
Ngay sau đó, Hạnh đến gặp Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, "cảm ơn" bằng 50.000 USD.
Trong vụ án này, bị can Nguyễn Lộc An bị cáo buộc nhận hối lộ 4 lần tổng cộng hơn 921 triệu đồng từ bị can Hạnh.
Bị can Hoàng Anh Tuấn (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương) bị truy tố về tội “Nhận hối lộ” với số tiền 5,9 tỷ đồng.
Bị can Tuấn còn đồng phạm với bị can Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) nhận hối lộ 5,6 tỷ đồng và trực tiếp nhận hối lộ 339 triệu đồng. Qua đó, bị can Tuấn đã hưởng lợi bất hợp pháp 3,2 tỷ đồng.
Bị can Đông cũng bị truy tố về tội “Nhận hối lộ” do đồng phạm với bị can Tuấn nhận hối lộ 5,6 tỷ đồng và hưởng lợi cá nhân bất hợp pháp 2,7 tỷ đồng.
Bị can Nguyễn Văn Thắng (Phó Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil Chi nhánh Hà Nội) bị truy tố về tội “Đưa hối lộ” với vai trò giúp sức cho bị can Hạnh với tổng số tiền đưa hối lộ hơn 7 tỷ đồng.
Chiều 18/9, VKSND Tối ban hành cáo trạng truy tố 15 bị can trong vụ án Xuyên Việt Oil về các tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
- Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương);
- Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Thị trường trong nước, Bộ Công Thương);
- Hoàng Anh Tuấn và Nguyễn Lộc An (cựu Vụ phó Thị trường trong nước, Bộ Công Thương);
- Lê Duy Minh (cựu Giám đốc Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Cục trưởng Thuế Thành phố Hồ Chí Minh);
- Đặng Công Khôi (cựu Cục phó Quản lý giá, Bộ Tài chính);
- Phan Kiến Anh (cựu Giám đốc Chi nhánh phân phối sản phẩm Lọc dầu Nghi Sơn).
- Nguyễn Văn Thắng (nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Hà Nội của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil);
- Vũ Trung Thành (nguyên Giám đốc Viettinbank - chi nhánh Thanh Xuân);
- Đinh Tiến Dũng (Kế toán trưởng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil);
- Nguyễn Tấn Long (Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil);
- Đồng Xuân Dũng (lao động tự do).
Tướng Dmitry Bulgakov (Ảnh: Moscow Times).
Ủy ban Điều tra của Nga, cơ quan điều tra các vụ phạm tội lớn của Nga, ngày 26/7 thông báo cựu Thứ trưởng Quốc phòng Dmitry Bulgakov "đã bị bắt giữ" trong một cuộc điều tra tham nhũng.
Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) cho biết ông Bulgakov đã bị đưa vào trại giam Lefortovo, nơi giam giữ trước khi xét xử, ở Moscow.
Cả FSB và Ủy ban Điều tra Nga đều không nêu rõ loại cáo buộc tham nhũng nào đã được đưa ra đối với vị tướng này.
Ông Bulgakov từng giữ chức thứ trưởng quốc phòng phụ trách các vấn đề hành chính từ năm 2008 đến năm 2022 và giám sát hậu cần quân sự trước khi bị mất chức vào tháng 9/2022.
Ông Bulgakov là quan chức mới nhất trong số một loạt quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nga bị bắt trong những tháng gần đây. Các quan chức này bị bắt với nhiều cáo buộc khác nhau, từ hối lộ đến lạm dụng quyền lực.
Đầu tuần này, truyền thông Nga đưa tin người đứng đầu công ty xây dựng của Bộ Quốc phòng, Andrei Belkov, đã bị bắt vì cáo buộc lạm dụng quyền lực. Các nhà điều tra được cho là đang xem xét kỹ lưỡng các hợp đồng, thu nhập cá nhân và các mối quan hệ khác của ông Belkov trong thời gian ông làm người đứng đầu công ty xây dựng quân sự.
Hồi tháng 5, tòa án binh của Nga đã ra lệnh bắt giữ đối với Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Vadim Shamarin bị nghi nhận hối lộ.
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Timur Ivanov cũng là một trong những quan chức quốc phòng cấp cao của Nga bị bắt gần đây. Ủy ban Điều tra Nga cho biết, ông Ivanov bị nghi ngờ nhận khoản hối lộ khổng lồ và có thể lĩnh án đến 15 năm tù nếu bị buộc tội.
Ông Ivanov phụ trách giám sát các dự án xây dựng lớn liên quan đến quân sự và có quyền tiếp cận những khoản tiền khổng lồ. Những dự án đó bao gồm việc xây dựng lại một phần thành phố cảng Mariupol ở Ukraine mà Nga đã giành quyền kiểm soát.
Một loạt vụ bắt giữ khác cũng liên quan đến các bê bối tham nhũng, trong đó có Trung tướng Yury Kuznetsov - người đứng đầu Tổng cục Lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Ivan Popov - cựu chỉ huy Tập đoàn quân 58, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Vadim Shamarin và ông Vladimir Verteletsky, một quan chức cấp cao phụ trách mua sắm của Bộ Quốc phòng.
Những vụ bắt giữ này diễn ra vào thời điểm Tổng thống Nga Vladimir Putin tái đắc cử và nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ 5. Điều này làm dấy lên câu hỏi liệu đây có phải một phần nỗ lực của ông Putin nhằm siết kiểm soát Bộ Quốc phòng trong bối cảnh xung đột ở Ukraine kéo dài, hay liệu có một cuộc cạnh tranh giữa quân đội và các cơ quan an ninh Nga hoặc một kịch bản nào khác phía sau hậu trường không.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bác bỏ ý kiến cho rằng đây là một "cuộc thanh trừng". Ông khẳng định, chống tham nhũng là công việc nhất quán và tại Nga, chống tham nhũng không phải là một chiến dịch, mà là công việc diễn ra liên tục, là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật nước này.
Không lâu sau khi nhậm chức nhiệm kỳ 5, Tổng thống Putin đã thay Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu bằng Phó Thủ tướng Andrei Belousov, một người giàu kinh nghiệm về kinh tế, nhưng gần như không có kinh nghiệm về quân sự.
Giải thích về quyết định bổ nhiệm này của Tổng thống Putin, người phát ngôn Điện Kremlin cho biết, Bộ Quốc phòng Nga nên "hoàn toàn cởi mở" với sự đổi mới, đưa ra các ý tưởng tiến bộ và thiết lập các điều kiện để cạnh tranh kinh tế.
Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương (PIF), Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC), Phó Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổng giám đốc Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), đại diện Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực.
Hội nghị tập trung đánh giá tình hình hợp tác APEC năm 2024, cụ thể là 3 ưu tiên hợp tác của năm nay, gồm (i) sáng tạo và số hóa để thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế chính thức và kinh tế toàn cầu; (ii) tăng trưởng bền vững để phát triển tự cường; (iii) thương mại và đầu tư để tăng trưởng bao trùm và kết nối. Các Bộ trưởng đã nghe báo cáo kết quả Hội nghị các Quan chức Cao cấp APEC phiên tổng kết (CSOM), hoạt động và khuyến nghị của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC), nghe bà Phó Tổng giám đốc WTO Angela Ellard cập nhật tinh hình thương mại toàn cầu và hệ thống thương mại đa phương...
Tái khẳng định cam kết về một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình vào năm 2040 (Tầm nhìn Putrajaya 2040), các Bộ trưởng nhấn mạnh vai trò của WTO và những đóng góp của Tổ chức này cho tăng trưởng toàn diện, kết nối và bền vững tại khu vực cũng như trên bình diện toàn cầu. Các Bộ trưởng cũng thảo luận về nhiều nội dung, đề xuất hợp tác quan trọng như ưu tiên, định hướng trong chương trình nghị sự về Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP), trao đổi về chính sách/ thông lệ tốt để giảm thiểu thất thoát và lãng phí lương thực ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các phương thức tối ưu hóa lợi ích của các nguồn năng lượng mới và sạch (ví dụ: hydrogen sạch và carbon thấp), giải pháp khắc phục những khó khăn mà phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương khác phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế chính thức và toàn cầu v.v. Các Bộ trưởng hoan nghênh Báo cáo Chính sách Kinh tế APEC năm 2024 với chủ đề “Cải cách cơ cấu và Tài chính bao trùm” và các hoạt động tại Ủy ban Kinh tế APEC nhằm thực thi Chương trình nghị sự Cải cách cơ cấu APEC giai đoạn 2021 – 2025.
Phát biểu tại Hội nghị, các Bộ trưởng đề cao vai trò là diễn đàn hàng đầu khu vực của APEC và coi đây là cơ chế quan trọng tại châu Á – Thái Bình Dương, là “vườn ươm ý tưởng” để thúc đẩy các nỗ lực đa phương, góp phần thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế, hướng tới phát triển bền vững, bao trùm và tự cường. Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động do sự phát triển công nghệ nhanh chóng, biến đổi khí hậu và các vấn đề địa chính trị phức tạp, các Bộ trưởng hoan nghênh nỗ lực của các thành viên APEC trong việc đề xuất các sáng kiến tăng cường hợp tác và giải quyết các thách thức trong khu vực, nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường hợp tác APEC để đạt được Tầm nhìn Putrajaya 2040 thông qua việc thực thi Kế hoạch hành động Aotearoa và các mục tiêu Bangkok về Kinh tế Xanh – Sạch và Tuần hoàn.
Tại Hội nghị, đoàn Việt Nam đã chia sẻ với các thành viên APEC một số nội dung trong tâm trong hợp tác APEC để đảm bảo thương mại đầu tư tự do, mở và phát triển bền vững trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cụ thể:
Thứ nhất, liên quan đến hệ thống thương mại đa phương, Việt Nam đánh giá cao vai trò của WTO trong việc dẫn dắt, thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại một cách hiệu quả. Để WTO góp phần tích cực hơn nữa trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại bền vững, Việt Nam đề nghị các thành viên WTO tập trung vào những nội dung thảo luận/ đàm phán đã có nhiều tiến bộ để thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên, tiến tới đồng thuận, đặc biệt là trong giải quyết vấn đề về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Cũng như nhiều thành viên có trách nhiệm khác, Việt Nam cam kết ủng hộ nỗ lực và các sáng kiến cải cách WTO để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này.
Thứ hai, liên quan đến FTAAP, Việt Nam ghi nhận những kết quả tích cực tại 3 Đối thoại về FTAAP do Pê-ru chủ trì tổ chức năm nay, hoan nghênh Báo cáo của Ban Nghiên cứu Chính sách APEC về “Cái nhìn mới về FTAAP: Rà soát tiến độ của APEC” và nghiên cứu về “Tính hội tụ và phân kỳ của các FTA trong khu vực APEC”. Việt Nam đề xuất APEC tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chia sẻ thông tin, xây dựng và nâng cao năng lực đàm phán FTA giữa các thành viên và sẽ tích cực tham gia Sáng kiến Nhu cầu Xây dựng Năng lực (CBNI) giai đoạn 4 do Hàn Quốc chủ trì.
Thứ ba, Việt Nam nhấn mạnh phát triển năng lượng tái tạo và nguồn nhiên liệu từ năng lượng tái tạo như hydrogen xanh là một trong những định hướng lớn trong chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam đến năm 2050. Tháng 2 năm nay, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hoan nghênh việc các Bộ trưởng Năng lượng APEC thông qua Hướng dẫn Chính sách APEC cho xây dựng và thực thi khuôn khổ chính sách hydrogen carbon thấp vào tháng 8 năm nay, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác APEC, hợp tác với các nền kinh tế phát triển, các tổ chức quốc tế, xây dựng chính sách thu hút đầu tư để có thể nhanh chóng tiếp cận và nhận chuyển giao công nghệ mới và hiện đại về nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất và sử dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo./.